Bạn đang ở đây

Ấn phẩm mới công bố

Chương trình Toàn cầu nhằm ngăn chặn tình trạng ưa thích con trai và hạ thấp giá trị con gái: Cải thiện tỷ số giới tính khi sinh tại một số quốc gia ở châu Á và khu vực Cáp-ca-dơ

Ấn phẩm

Tài liệu này được chuẩn bị dựa trên các dữ liệu, thông tin và kết quả của nhiều cuộc khảo sát về dân số và tổng điều tra dân số, và từ các nghiên cứu do các đối tác khác nhau thực hiện tại Việt Nam, bao gồm Bộ Y tế/Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình, Tổng cục Thống kê, Ủy ban Các Vấn đề xã hội của Quốc hội (PCSA), và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Chương trình mang lại giá trị lớn trong việc giải quyết những nguyên nhân tồn tại dai dẳng của tình trạng ưa thích con trai và là nỗ lực chung tay cùng với Chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết các vấn đề một cách toàn diện và trên cơ sở bằng chứng.

Xem đầy đủ

Hướng tới chính sách quốc gia toàn diện thích ứng với già hóa dân số ở Việt Nam

Ấn phẩm

Báo cáo chính sách này do Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam (VNCA) xây dựng với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) thông qua Dự án VIE 09P03 “Hỗ trợ các cơ quan Việt Nam trong việc cung cấp, sử dụng dữ liệu về dân số và phát triển và bằng chứng để phát triển và giám sát các kế hoạch, chiến lược và chính sách cho phát triển kinh tế, xã hội và phát triển bền vững 2017-2021”. Báo cáo cung cấp phân tích và khuyến nghị về sự cần thiết ban hành một chính sách quốc gia toàn diện để thích ứng với vấn đề già hóa dân số và cung cấp các bằng chứng hỗ trợ cho Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra.

Xem đầy đủ

Chương trình Toàn cầu nhằm ngăn chặn tình trạng ưa thích con trai và hạ thấp giá trị con gái

Ấn phẩm

Bản thông tin tóm tắt này cung cấp các thông tin và số liệu chính về Chương trình Toàn cầu nhằm ngăn chặn tình trạng ưa thích con trai và hạ thấp giá trị con gái. Chương trình sẽ góp phần giải quyết tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính thông qua việc tăng cường các chính sách và các chương trình quốc gia dựa trên bằng chứng để giải quyết vấn đề ưa thích con trai, hạ thấp giá trị con gái và bất bình đẳng giới dẫn đến việc lựa chọn giới tính khi sinh dựa trên cơ sở định kiến giới ở các quốc gia châu Á, nơi vấn đề này được xem là phổ biến (Bangladesh, Nepal và Việt Nam) và vùng Cáp ca dơ (Armenia, Azerbaijan và Georgia).

Xem đầy đủ

Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam: những góc nhìn mới và khuyến nghị chính sách

Ấn phẩm

Tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) được định nghĩa là số trẻ em trai sinh ra so với 100 trẻ em gái. TSGTKS mức sinh học bình thường nằm trong khoảng 102 đến 106 trẻ em trai so với100 trẻ em gái. Ở Việt Nam, TSGTKS vẫn ở mức sinh học bình thường vào năm 2000, nhưng đã tăng lên 110,5 vào năm 2009 và lên tới 112,2 vào năm 2016. Ở một số tỉnh, con số này lên đến 117 trẻ em trai so với 100 trẻ em gái. Tài liệu chính sách này nhằm cung cấp các thông tin cập nhật về mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam và bối cảnh văn hoá-xã hội liên quan, đồng thời phân tích những xu hướng phát triển nhân khẩu học gần đây và đưa ra các khuyến nghị về các hướng giải quyết dựa trên các kết quả nghiên cứu.
 

Xem đầy đủ

Kết quả chính từ Điều tra di cư nội địa quốc gia năm 2015

Ấn phẩm

Bộ tài liệu này gồm 5 tờ tin về điều tra di cư nội địa ở Việt Nam, cung cấp cung cấp một số thông tin chính về di cư nội địa ở Việt Nam dựa trên kết quả phân tích số liệu từ cuộc Điều tra Di cư Nội địa Quốc gia năm 2015 do Tổng cục thống kê thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của UNFPA tại Việt Nam. Bản tóm tắt cũng bao gồm một số khuyến nghị chính sách nhằm tận dụng lợi thế của di cư cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam cũng như đảm bảo các quyền của người di cư trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở nơi đến.

Xem đầy đủ

Chấm dứt bạo lực giới trong gia đình ở Việt Nam

Ấn phẩm

Bản tóm tắt này đề xuất các biện pháp tăng cường thực thi Luật Phòng, Chống Bạo lực Gia đình (PCBLGĐ) ở Việt Nam. Các phát hiện này chủ yếu dựa trên báo cáo rà soát Luật PC BLGĐ do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc đồng thực hiện năm 2016. Rà soát này không chỉ xem xét việc thực thi Luật PC BLGĐ ở Việt Nam mà còn nghiên cứu mức độ phù hợp của Luật này với các tiêu chuẩn quốc tế cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm từ Mô hình thí điểm “Gói can thiệp tối thiểu về PC BLGĐ tại cộng đồng”.

Xem đầy đủ

Nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam

Ấn phẩm

Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc cải thiện hệ thống cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, hiện vẫn còn những vấn đề cần được tiếp tục quan tâm và cải thiện như chất lượng dịch vụ, tỉ lệ sử dụng không liên tục và tỷ lệ thất bại của các biện pháp tránh thai. Để cung cấp bằng chứng tin cậy và cập nhật về chất lượng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam, Bộ Y Tế và Quỹ dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam đã hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển Con Người (HDRC) của Bangladesh phối hợp với Trung Tâm Nghiên Cứu và Đào Tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD), Việt Nam thực hiện “Nghiên cứu chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tại Việt Nam”. Chúng tôi hy vọng rằng báo cáo này sẽ cung cấp bằng chứng và giúp cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý chương trình, các chuyên gia y tế, các nhà nghiên cứu và các nhà tài trợ trong việc thiết kế và triển khai các chương trình nhằm đáp ứng có hiệu quả nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại của người dân Việt Nam và đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu của Hội Nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển và các Mục tiêu Phát triển bền vững ở Việt Nam.

Xem đầy đủ

Báo cáo hộ sinh Việt Nam

Ấn phẩm

Báo cáo này do Bộ Y tế xây dựng và xuất bản, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của UNFPA tại Việt Nam. Báo cáo rà soát các nhu cầu hiện tại, sự sẵn có, khả năng tiếp cận, sự chấp nhận, chất lượng và khung chính sách liên quan đến thực hành và dịch vụ hộ sinh ở Việt Nam để giúp Bộ Y tế thực hiện Tầm nhìn Hộ sinh 2030. Báo cáo đồng thời đưa ra các khuyến nghị đối với các lĩnh vực quản trị, nhân lực, tài chính, hệ thống cung cấp dịch vụ, thông tin y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị và dược phẩm của hệ thống y tế nhằm tăng cường các thực hành hộ sinh trong thời gian tới. Chúng tôi hy vọng rằng báo cáo sẽ hữu ích cho các nhà lập chính sách, các cán bộ quản lý chương trình, các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe, các nhà nghiên cứu và các nhà tài trợ trong quá trình thiết kế và thực hiện các chương trình sức khỏe sinh sản có hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu cao nhất của Hội nghị Quốc Tế về Dân số và Phát triển và các Mục tiêu Phát triển Bền vững ở Việt Nam.
 

Xem đầy đủ

Những rào cản trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Ấn phẩm

Nghiên cứu này do UNFPA phối hợp với Bộ Y tế hỗ trợ và đề xuất phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu được Trung tâm nghiên cứu của Trường Đại học Toronto, Canada và Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong tại Hà Nội thực hiện. Chúng tôi hy vọng rằng báo cáo sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý chương trình, các nhà chuyên môn, các nhà nghiên cứu, và các nhà tài trợ trong việc xây dựng và thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản hiệu quả để đạt được các mục tiêu của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển và các Mục tiêu Phát triển Bền vững ở Việt Nam.

Xem đầy đủ

Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam năm 2014: xu hướng, các yếu tố và sự khác biệt

Ấn phẩm

Chuyên khảo này được soạn thảo sử dụng các bộ số liệu của Điều tra giữa kỳ 2014 và Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 2009 nhằm mục đích cung cấp những thông tin cập nhật về một vấn đề đang nổi lên và nhận được sự quan tâm từ nhiều nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam. Kết quả phân tích cũng cho thấy sự khác biệt của tỷ số này theo vùng và các nhóm dân số, mối quan hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học, kinh tế-xã hội với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam. Cụ thể là các kết quả phân tích đã giúp chúng ta hiểu được mức độ ưa thích con trai được phản ánh qua các hành vi sinh sản và xu hướng lan tràn của hiện tượng này qua các nhóm dân số khác nhau. Chuyên khảo cũng đề xuất một số khuyến nghị nhằm giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam, và nhấn mạnh sự cần thiết của việc thu thập thông tin về những biến đổi xã hội và tác động của chúng lên tâm lý ưa thích con trai, từ đó xác định các yếu tố liên quan tới bình đẳng giới trong các gia đình Việt Nam.

Xem đầy đủ

Trang