Bạn đang ở đây

Trong vài thập kỷ trở lại đây, mất cân bằng giới tính khi sinh đã ảnh hưởng đến một số nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thời gian gần đây Việt Nam bắt đầu có sự gia tăng bất thường của tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS). Cho đến năm 2000, TSGTKS vẫn còn ở mức bình thường là 106,2 bé trai được sinh ra trên 100 bé gái nhưng theo kết quả cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 tỷ số này đã tăng lên nhanh chóng đến 110,6. Ở cấp độ quốc tế cũng như ở Việt Nam, sự mất cân bằng của TSGTKS được coi như chỉ báo nhân khẩu học cho thấy sự bất bình đẳng giới vì nó phản ánh tình trạng phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái ngay từ trước khi họ được sinh ra.

UNFPA mong muốn giới thiệu tài liệu có giá trị này đến các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và những người quan tâm đến các vấn đề dân số và giới ở Việt Nam. Những bằng chứng được trình bày trong tài liệu này được đưa ra kịp thời vào thời điểm mà Việt Nam đang xây dựng một số chính sách và văn bản pháp lý cũng như các chương trình can thiệp để giải quyết vấn đề giới có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong nhiều năm tới đây.