Go Back Go Back
Go Back Go Back

Bài phát biểu của Bà Astrid Bant, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tại buổi lễ công bố Báo cáo Hộ sinh Việt Nam lần thứ nhất và Báo cáo “Rào cản trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc Sức khỏe Bà mẹ và Kế hoạch hóa gia đình của các cộng

Bài phát biểu của Bà Astrid Bant, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tại buổi lễ công bố Báo cáo Hộ sinh Việt Nam lần thứ nhất và Báo cáo “Rào cản trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc Sức khỏe Bà mẹ và Kế hoạch hóa gia đình của các cộng

Tuyên bố

Bài phát biểu của Bà Astrid Bant, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tại buổi lễ công bố Báo cáo Hộ sinh Việt Nam lần thứ nhất và Báo cáo “Rào cản trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc Sức khỏe Bà mẹ và Kế hoạch hóa gia đình của các cộng

calendar_today 24 April 2018

Bài phát biểu của Bà Astrid Bant, Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tại buổi lễ công bố Báo cáo Hộ sinh Việt Nam lần thứ nhất và Báo cáo “Rào cản trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc Sức khỏe Bà mẹ và Kế hoạch hóa gia đình của các cộng đồng dân tộc thiểu số”

Kính thưa ông Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế;

Kính thưa đại biểu từ các tỉnh, đại diện các Sứ quán, các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội dân sự, các đồng nghiệp từ các tổ chức Liên hợp quốc và đại diện các cơ quan truyền thông.

Kính thưa các vị khách quý.

Xin kính chào tất cả các quý vị. Tôi rất hân hạnh được có mặt tại đây ngày hôm nay trong buổi lễ công bố Báo cáo Hộ sinh Việt Nam lần thứ nhất và Báo cáo “Rào cản trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc Sức  khỏe Bà mẹ và Kế hoạch hóa gia đình cho các cộng đồng dân tộc thiểu số”.

Trước hết cho phép tôi được thay mặt Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt nam bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Bộ Y tế đã đồng tổ chức buổi lễ công bố hai báo cáo quan trọng này. Tôi cũng xin đặc biệt cảm ơn Thứ trưởng Bộ Y tế, ông Nguyễn Viết Tiến đã có một bài phát biểu khai mạc mang lại cho chúng ta thật nhiều cảm hứng.

Trong khuôn khổ của buổi lễ ngày hôm nay, chúng ta sẽ công bố hai bản báo cáo: Một báo cáo hộ sinh Việt Nam lần thứ nhất và một báo cáo về rào cản trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc Sức khỏe Bà mẹ và các dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình cho các cộng đồng dân tộc thiểu số. Hai báo cáo đưa ra những phân tích về các khía cạnh khác nhau như hệ thống chăm sóc y tế và nhận thức và thực hành sức khỏe sinh sản tại cộng đồng, tuy nhiên các phát hiện chính của hai báo cáo này có cùng xu hướng và mang tính bổ sung lẫn nhau và điều này cho phép chúng ta đưa ra các khuyến nghị rõ ràng nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý chương trình, các cán bộ y tế, cán bộ nghiên cứu và nhà tài trợ có thể xây dựng và thực thi được các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản một cách có hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu mà Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển đã đề ra đồng thời góp phần đạt được các mục tiêu Phát triển bền vững cho Việt Nam.

Hai bản báo cáo được công bố ngày hôm nay do Bộ Y tế xây dựng, cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ UNFPA. Tôi muốn nhân cơ hội này gửi lời cảm ơn tới Tiến sĩ Sarah Bales và Giáo sư Sue Kildea đã giành nhiều nỗ lực và hết sức nhiệt thực hiện các công việc nhằm hoàn thành báo cáo Hộ sinh Việt Nam. Đồng thời tôi cũng xin được chuyển lời cảm ơn nhóm nghiên cứu của trường Đại học Toronto và Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong đã thực hiện nghiên cứu "Rào cản trong tiếp cận các dịch vụ chăm sóc Sức khỏe Bà mẹ và Kế hoạch hóa gia đình cho các cộng đồng dân tộc thiểu số  tại Việt Nam”. Quan trọng hơn, tôi muốn đặc biệt nhân cơ hội này gửi lời cảm ơn tới hơn 4.600 phụ nữ các dân tộc thiểu số, những người cung cấp dịch vụ và các nhà quản lý các cấp đã đồng ý tham gia vào hai nghiên cứu quan trọng này.

Kính thưa các vị khách quý.

Ngày 5 tháng 5 sắp tới sẽ là ngày thế giới tổ chức lễ kỷ niệm ngày Hộ sinh Thế giới nhằm tôn vinh những việc làm anh hùng của cán bộ hộ sinh. Nhờ có hộ sinh, mỗi năm có hàng triệu phụ nữ đã được hưởng các quyền của mình trong chăm sóc sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục (SKSS/SKTD) và được thực hiện các biện pháp Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tự nguyện. Những dịch vụ này sẽ góp phần đảm bảo “mỗi lần mang thai đều được mong đợi và mỗi ca sinh nở đều được an toàn”.

Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn rất nhiều phụ nữ chưa được tiếp cận với các dịch vụ này. Hàng năm trên thế giới vẫn có hơn 300.000 phụ nữ tử vong do các nguyên nhân liên quan tới mang thai và sinh nở, khoảng 3 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi chào đời và khoảng 2,5 triệu ca tử vong chu sinh do chưa tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh trên phạm vi toàn cầu. Nếu xây dựng được các hệ thống y tế vững mạnh với các dịch vụ hộ sinh được hộ sinh đã qua đào tạo với năng lực chuyên môn cao cung cấp, chúng ta có thể tránh được hầu hết các ca tử vong này.

Kính thưa các quý vị đại biểu.

Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc cải thiện các dịch vụ làm mẹ an toàn và các dịch vụ chăm sóc sơ sinh. Ngoài ra, Việt nam đã xây dựng và đưa vào  áp dụng Chuẩn năng lực cơ bản của Hộ sinh Việt nam theo các khuyến nghị mà Liên đoàn Hộ sinh thế giới đưa ra. Việt Nam cũng đã xây dựng và phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia nhằm cải thiện các dịch vụ Điều dưỡng và Hộ sinh giai đoạn 2012 – 2020. Những động thái này khẳng định nỗ lực của chính phủ trong việc nâng cao năng lực của độ ngũ cán bộ y tế nhằm góp phần đạt được các mục tiêu Phát triển bền vững vào năm 2030. Những tài liệu này sẽ góp phần hình thành một khuôn khổ nhằm cải thiện vị thế của hộ sinh tại tất cả các tuyến đặc biệt là tại tuyến cơ sở đồng thời cải thiện vị thế của hộ sinh trong công tác giáo dục đào tạo.

Tuy nhiên, khi đề cập tới thực trạng công tác chăm sóc khỏe bà mẹ và trẻ em, chúng ta có thể thấy sự khác biệt rõ rệt giữa khu vực đồng bằng và khu vực miền núi. Tỷ lệ tử vong mẹ thường cao hơn tại các vùng sâu vùng xa và các khu vực nơi bà con dân tộc thiểu số sinh sống. Số liệu nghiên cứu cho thấy tỷ lệ các ca sinh được người đỡ đẻ có kỹ năng thực hiện/hỗ trợ tại các khu vực nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống là 49% so với số liệu ước tính trên toàn quốc là 94% (sự chênh lệch giữa hai khu vực là 45%).

Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại trong nhóm dân tộc thiểu số là 57%, tương đương với tỷ lệ trung bình của cả nước. Tuy nhiên, có thể thấy sự khác biệt rõ ràng giữa các tỉnh và giữa các cộng đồng dân tộc thiểu số - với tỷ lệ là 75% ở tỉnh Kon Tum so với 45% ở tỉnh Gia Lai, với tỷ lệ từ 41-42% đối với đồng bào dân tộc Ba Na và Gia Rai so với hơn 70% đối với đồng bào dân tộc Tày và Xơ đăng.

Các số liệu cho thấy hiện nay Việt nam đang đối mặt với sự thiếu hụt trầm trọng người đỡ đẻ có kỹ năng tại các vùng sâu vùng xa đồng thời. Các số liệu cũng cho thấy sự khác biệt về năng lực của nhân viên y tế công tác tại vùng đồng bằng so với khu vực trung du và miền núi. 94% số hộ sinh mới chỉ tốt nghiệp hệ trung cấp và chỉ có 0,8% số nhân lực hộ sinh có trình độ cử nhân. Thông tư 26 quy định: chỉ có hộ sinh hạng 4 được phép cung cấp các dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình. Nếu thực hiện theo đúng quy định của Thông tư này, chúng ta cần nâng cao trình độ chuyên môn/tay nghề cho khoảng 33.000 nữ hộ sinh và y sỹ sản nhi từ hệ trung cấp và sơ cấp và lên trình độ đào tạo hệ 3 năm tính tới thời điểm năm 2025. Hiện nay đã có nhiều ý kiến bày tỏ sự lo lắng về tính khả thi trong lộ trình thực hiện thông tư 26 trong điều kiện năng lực của các cơ sở đào tạo hộ sinh còn hạn chế.

Kính thưa các quý vị đại biểu,

Trước khi nhường lời cho các đồng nghiệp của tôi trình bày những phát hiện chính của hai báo cáo này, tôi muốn nhấn mạnh với quý vị một vài thông điệp chính đồng thời đề cập tới một số lời kêu gọi hành động được nhấn mạnh trong hai bản báo cáo này.

Trước hết, chúng ta cần nỗ lực hơn nữa trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trong đó tập trung vào sáu lĩnh vực chiến lược chính bao gồm: hướng dẫn lâm sàng, tiêu chuẩn chăm sóc, can thiệp hiệu quả, đo lường chất lượng chăm sóc, thực hiện các nghiên cứu liên quan và xây dựng năng lực. Cộng đồng và bản thân người sử dụng dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định nhu cầu và sự ưa thích của  khách hàng và trong công tác quản lý sức khỏe cho chính mình.

Thứ hai, cần gấp rút điều chỉnh phạm vi trách nhiệm của hộ sinh hạng 4, khung thời gian thực hiện và đưa ra các biện pháp thay thế trong công tác đào tạo nâng cao tay nghề và kỹ năng cho hộ sinh trong Thông tư 26.

Thứ ba, chúng ta cần thực hiện mô hình “ “Sinh đẻ do nữ hộ sinh quản lý” khi  nguồn nhân lực và các điều kiện khác hoàn toàn cho phép. Ngoài ra cần ban hành các quy định/biện pháp mang tính bắt buộc nhằm đảm bảo việc tuân thủ các hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc Sức khỏe sinh sản, giảm việc mổ sinh và cắt tầng sinh môn nếu không thực sự cần thiết và giảm việc cung cấp thừa dịch vụ.

Thứ tư, tăng cường công tác giám sát và đánh giá của Quốc hội và Bộ Y tế với sự tham gia tích cực của bản thân bà con các dân tộc thiểu số nhằm nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác theo dõi giám sát hoạt động của hệ thống y tế địa phương tại các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.

Cuối cùng, cần thực hiện đầu tư vào nguồn nhân lực cho ngành y tế, đặc biệt là cho hộ sinh – đây được coi là cách thức đầu tư tốt nhất mà bất kỳ quốc gia nào cũng nên thực hiện. Việc đầu tư này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cải thiện vị thế cho những người làm công tác hộ sinh. Ngoài ra hộ sinh cần được cung cấp đầy đủ kiến thức và thông tin về các văn bản hướng dẫn và quy trình quỹ thuật, được cung cấp đủ dụng cụ y tế, vật tư và thuốc, trang thiết bị và công nghệ di động và cần được các cán bộ y khoa khác hỗ trợ về kỹ thuật trong các trường hợp cấp cứu sản khoa – bao gồm công tác chuyển tuyến kịp thời và hiệu quả. Khi hộ sinh được đào tạo đúng tiêu chuẩn, được trao quyền và được hỗ trợ, họ có thể tạo nên những đóng góp to lớn trong việc cứu mạng sống cho bà mẹ và trẻ sơ sinh và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội cho mỗi quốc gia. “Mỗi phụ nữ khi sinh sẽ luôn có hộ sinh bên cạnh” là một chiến lược y tế công cộng mang lại hiệu quả cao với chi phí thấp. Chúng ta đã ghi nhận vai trò quan trọng của công nghệ truyền thông di động với vai trò là một công cụ hỗ trợ hộ sinh (bao gồm cả hộ sinh người dân tộc thiểu số) khi công tác tại các các vùng sâu, vùng xa hoặc các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.

Kính thưa các vị khách quý.

Ngăn ngừa tai biến sản khoa và tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh và trao quyền cho phụ nữ để cho phép họ đưa ra những lựa chọn đúng đắn sau khi được cung cấp đầy đủ thông tin đồng thời thực hiện được các quyền của mình chính là chìa khóa giúp chúng ta đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững tới năm 2030. Để có thể thực hiện điều này, chúng ta cần mở rộng các chương trình hộ sinh, duy trì các tiêu chuẩn cao nhất trên toàn cầu đồng thời tạo ra một môi trường thuận lợi để hộ sinh có thể đáp ứng các nhu cầu của sản phụ và gia đình của họ một cách hiệu quả.

Việt Nam đang tiếp tục gặt hái những những thành tựu về kinh tế, xã hội và chúng ta phải thừa nhận rằng nếu không tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe đặc biệt là chăm sóc sức khỏe sinh sản và thúc đẩy việc thực hiện các quyền cho phụ nữ và trẻ em gái trong suốt cuộc đời của họ, chúng ta sẽ không thể đạt được các thành tựu như vậy. Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt nam cam kết sẽ luôn chung tay hỗ trợ chính phủ và người dân Việt nam để mọi người dân có thể được tiếp cận phổ cập với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe – bao gồm cả các dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD. Nếu chúng ta cùng chung tay góp sức, tôi tin rằng không có mục tiêu nào mà chúng ta không thể đạt được.

Nhân cơ hôi này, tôi muốn kêu gọi tất cả các cấp các ngành của chính phủ và các đối tác phát triển hãy cùng chung tay với UNFPA trong công cuộc hỗ trợ công tác hộ sinh để tất cả phụ nữ có nhiều cơ hội được sống tốt hơn và để họ, gia đình của họ và cộng đồng ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự theo dõi và tham gia của quý vị vào buổi lễ công bố ngày hôm nay. Tôi hy vọng chúng ta sẽ có những thảo luận sôi nổi về những nội dung vừa đề cập ở trên. Xin cảm ơn quí vị.