Go Back Go Back
Go Back Go Back

Bài phát biểu của Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, tại Hội nghị Tổng kết 6 năm thi hành Luật Hộ tịch Việt Nam

Bài phát biểu của Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, tại Hội nghị Tổng kết 6 năm thi hành Luật Hộ tịch Việt Nam

Tuyên bố

Bài phát biểu của Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, tại Hội nghị Tổng kết 6 năm thi hành Luật Hộ tịch Việt Nam

calendar_today 18 December 2022

Bà Naomi Kitahara
Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam
  • Kính thưa Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp;
  • Đại diện Tòa án Nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Tổng cục Thống kê, và các Bộ, Ban, ngành của Chính phủ;
  • Đại diện Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố;
  • Đại diện tổ chức Vital Strategies, các Đối tác Phát triển, các đồng nghiệp Liên Hợp Quốc, và đại diện các cơ quan truyền thông;

Thưa các Quý vị đại biểu,

Hôm nay, tôi rất vinh dự được có mặt tại đây cùng với Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc đồng chủ trì Hội nghị tổng kết 6 năm thi hành Luật Hộ tịch và trao đổi các giải pháp nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.

Để bắt đầu, xin cho phép tôi chúc mừng Bộ Tư pháp đã đóng vai trò là cơ quan chủ trì của Chính phủ trong việc thực thi Luật Hộ tịch. Kể từ khi Luật có hiệu lực từ năm 2016, chúng ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đó là việc hoàn thiện các văn bản, quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật, quá trình hiện đại hóa đăng ký và thống kê hộ tịch (ĐK & TKHT); và thúc đẩy đăng ký hộ tịch trực tuyến. Bộ Tư pháp đã có nhiều nỗ lực, hành động nhằm tăng cường phối hợp liên ngành, nâng cao tỷ lệ đăng ký hộ tịch của người dân.

 

Hiện nay, công dân Việt Nam có thể thực hiện đăng ký hộ tịch theo cách thuận tiện nhất cho họ. Họ có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký hộ tịch, hoặc gửi qua đường bưu điện, hoặc thông qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến. Hiện nay, tất cả các tỉnh/thành phố của Việt Nam đã triển khai đăng ký khai sinh trực tuyến, 62/63 tỉnh, thành phố cho phép đăng ký khai tử trực tuyến, 62/63 tỉnh, thành phố có đăng ký kết hôn trực tuyến. Hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đã có Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh kết nối với Hệ thống đăng ký và quản lý hộ tịch điện tử của Bộ Tư pháp, góp phần kết nối, chia sẻ thông tin, giảm tải và thời gian cho đội ngũ cán bộ công chức.

Tuy nhiên, tỷ lệ đăng ký khai tử và một số sự kiện hộ tịch khác còn thấp và cần được cải thiện. Điểm mấu chốt là cần thúc đẩy hơn nữa sự phối hợp nữa giữa các Bộ, ngành liên quan cũng như các cơ quan các cấp. Chính phủ cần phân bổ thêm ngân sách cho việc thực thi Luật ở các cấp địa phương.

 

Thưa các Quý vị đại biểu,

 

Việc thực thi Luật Hộ tịch và thực hiện Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch (ĐK & TKHT) giai đoạn 2017-2024 đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa ĐK & TKHT, hỗ trợ Việt Nam thực hiện các cam kết “xây dựng một tương lai bền vững hơn với hệ thống đăng ký, thống kê hộ tịch toàn diện” như trong tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng lần thứ hai về ĐK & TKHT khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tổ chức tại Bangkok vào năm ngoái.

 

Hệ thống ĐK & TKHT tại Việt Nam vận hành tốt giúp đảm bảo các quyền và lợi ích của người dân trong đó có y tế và giáo dục. Cơ chế đăng ký hộ tịch tinh gọn xuyên suốt vòng đời là rất quan trọng vì nó đảm bảo rằng các sự kiện sinh, kết hôn, tử và các sự kiện hộ tịch khác đều được đăng ký và ghi nhận bởi các cơ quan pháp luật có thẩm quyền. Công dân với các giấy tờ hộ tịch có thể tiếp cận các dịch vụ công như giáo dục, chăm sóc sức khỏe, việc làm, bảo trợ xã hội và các dịch vụ khác. Đăng ký hộ tịch cũng đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ, tạo nên khuôn khổ giải quyết bất bình đẳng giới.

 

Hơn nữa, số liệu thống kê hộ tịch chính xác và đầy đủ - trích từ hồ sơ đăng ký hộ tịch - đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng các chính sách quốc gia và địa phương, cũng như trong việc đo lường các kết quả phát triển, đảm bảo không để ai bị bỏ lại phía sau. Ví dụ, số liệu thống kê kịp thời được phân tổ theo nguyên nhân tử vong và các đặc trưng nhân khẩu học là những thông tin quan trọng trong việc thiết kế, thực hiện và giám sát các chính sách y tế công cộng, cũng như để phát hiện những vấn đề mới nổi liên quan đến sức khỏe, ví dụ như đại dịch COVID-19.

 

Thống kê hộ tịch cũng rất cần thiết cho lập kế hoạch, giám sát và đánh giá các chương trình về chăm sóc sức khỏe ban đầu, an sinh xã hội, kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe bà mẹ và trẻ em, dinh dưỡng, giáo dục và nhà ở.

 

Thưa các vị quý đại biểu,

 

Chúng ta chỉ còn tám năm để hoàn thành các Mục tiêu Phát triển Bền vững, và hệ thống đăng ký và thống kê hộ tịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình đó. Chúng ta cần nhớ rằng 15 trong số 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững có sử dụng các chỉ số với các dữ liệu đăng ký và thống kê hộ tịch có chất lượng. Như vậy, công tác đăng ký và thống kê hộ tịch có thể được coi như một công cụ thúc đẩy để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững này.

 

Vì vậy, UNFPA rất vinh dự được hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đẩy nhanh quá trình thay đổi, xây dựng hệ thống ĐK & TKHT hiện đại và tiên tiến, trong đó dữ liệu hộ tịch sẽ được chia sẻ và sử dụng để xây dựng và thực hiện các chính sách và ra quyết định dựa trên bằng chứng. Chúng tôi cam kết tiếp tục hỗ trợ công tác đăng ký và thống kê hộ tịch trong thời gian tới.

 

Cuối cùng, tôi muốn nhân cơ hội này gửi lời cảm ơn đến tổ chức Vital Strategies đã hợp tác với chặt chẽ với UNFPA thông qua “Sáng kiến Dữ liệu cho Sức khỏe” của Bloomberg Philanthropies. Chúng tôi cam kết toàn tâm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đạt được mục tiêu xây dựng hệ thống đăng ký và thống kê hộ tịch hiện đại và tiên tiến, để “Tất cả mọi người Việt Nam đều được quan tâm”. Đây là điều cần thiết để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc vào năm 2030.

 

Xin cảm ơn các quý bị đã lắng nghe và chúc hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp!