Go Back Go Back
Go Back Go Back

Bài phát biểu của ông Rémi Nono Womdim, Phụ trách văn phòng UNFPA Việt Nam / Trưởng đại diện của Tổ chức FAO tại Việt Nam tại Hội nghị quốc tế về quản lý hệ sinh thái dữ liệu, quản trị, giám hộ dữ liệu

Bài phát biểu của ông Rémi Nono Womdim, Phụ trách văn phòng UNFPA Việt Nam / Trưởng đại diện của Tổ chức FAO tại Việt Nam tại Hội nghị quốc tế về quản lý hệ sinh thái dữ liệu, quản trị, giám hộ dữ liệu

Tuyên bố

Bài phát biểu của ông Rémi Nono Womdim, Phụ trách văn phòng UNFPA Việt Nam / Trưởng đại diện của Tổ chức FAO tại Việt Nam tại Hội nghị quốc tế về quản lý hệ sinh thái dữ liệu, quản trị, giám hộ dữ liệu

calendar_today 16 August 2023

Ông Rémi Nono Womdim
Ông Rémi Nono Womdim
  • Thưa Tiến sĩ Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng Cục Thống kê;
  • Thưa các đại biểu đến từ các cơ quan của Quốc hội, các bộ, cơ quan Chính phủ;
  • Đại diện các cục Thống kê tại các tỉnh, thành phố;
  • Đại diện các Đại sứ quán, tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài, các tổ chức Liên Hợp Quốc;
  • Các chuyên gia quốc tế về dữ liệu và thống kê đến từ Singapore, Nhật Bản, Đan Mạch, Hàn Quốc, Thái Lan và Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương;
  • Và đại diện báo chí trong nước.

Tôi vô cùng vinh dự được đại diện cho Quỹ Dân số LHQ – UNFPA cùng với Tiến sĩ Nguyễn Thị Hương đồng tổ chức hội thảo quốc tế quan trọng này, với mục đích là nhằm chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến quản lý hệ sinh thái dữ liệu, quản trị và giám hộ dữ liệu. Hội thảo này nhằm hỗ trợ Tổng cục Thống kê tham khảo thực hiện nghiên cứu khả thi và các ứng dụng hiệu quả trong quản lý, quản trị và giám hộ dữ liệu. Thay mặt cho UNFPA, tôi xin được cảm ơn Tổng cục trưởng, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hương và Tổng cục Thống kê vì những nỗ lực, cam kết và luôn đi đầu trong quá trình phát triển ngành dữ liệu, thống kê của Việt Nam.

 

Thưa các quí vị đại biểu,

 

Việt Nam đang trong quá trình chuyển mình nhanh chóng trongtăng trưởng kinh tế - xã hội. Việt Nam đang nỗ lực thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, và Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, Việt Nam cần có số liệu thống kê chất lượng và đáng tin cậy vừa làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách vừa là yếu tố căn bản để xây dựng, thực hiện triển khai, giám sát và đánh giá tiến trình đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội và các mục tiêu phát triển bền vững.

 

Trong những năm gần đây, Tổng Cục Thống kê và các bộ, ngành đã có nhiều nỗ lực cung cấp dữ liệu và thống kê quốc gia. Tuy nhiên, hiện vẫn còn thiếu các dữ liệu phân tách, đặc biệt là theo các nhóm dân tộc thiểu số và theo độ tuổi, để hỗ trợ công việc hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến bất bình đẳng.

 

Hơn nữa, việc sử dụng các dữ liệu thống kê hành chính, ví dụ như đăng ký, thống kê hộ tịch và dữ liệu lớn vẫn còn rất hạn chế. Trong khi đó, vẫn còn thiếu những phân tích sâu về các vấn đề dân số thông qua các nguồn dữ liệu khác nhau như tổng điều tra, các điều tra dựa trên dân số, dữ liệu hành chính, các dữ liệu không chính thống và dữ liệu lớn để có thể hiểu sâu hơn những nhân tố ảnh hưởng và quyết định tới các biến động dân số. Cuối cùng là việc chia sẻ các dữ liệu giữa các bộ, ngành và giữa các bên có liên quan ngoài chính phủ vẫn còn hạn chế do vẫn còn thiếu các quy định, quy chế cụ thể về chia sẻ và trao đổi dữ liệu.

 

Trong bối cảnh này UNFPA rất vinh dự được cộng tác cùng với Tổng cục Thống kê tổ chức hội nghị quốc tế quan trọng này trong khuôn khổ của dự án 5 năm “Hỗ trợ Việt Nam xây dựng và sử dụng dữ liệu về dân số và phát triển có chất lượng phục vụ xây dựng và giám sát các chính sách, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời theo dõi tiến độ đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững”.

 

Dự án nhằm hỗ trợ Việt Nam áp dụng công nghệ và các nền tảng truyền thông mới trong việc thu thập, phân tích và phổ biến dữ liệu, và đảm bảo các chính sách, chiến lược và chương trình được xây dựng dựa trên bằng chứng nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững vào năm 2030.

 

Thưa các quí vị đại biểu,

 

Chương trình Nghị sự 2030 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có các dữ liệu dân số chất lượng cao. Cam kết của chúng tôi là không để ai bị bỏ lại phía sau, có nghĩa là phải tính đến từng người để có thể tiếp cận tới tất cả mọi người, kể cả những người bị thiệt thòi nhất. Dữ liệu có chất lượng, đáng tin cậy, nhất quán và có thể so sánh được là một yếu tố quan trọng để biến điều này thành hiện thực. 

 

UNFPA hiện đang thực hiện Chương trình quốc gia lần thứ 10 tại Việt Nam và Tổng cục Thống kê là một trong những đối tác quan trọng nhất của UNFPA Việt Nam. Như chúng tôi vẫn thường nói, những quốc gia với dữ liệu có chất lượng là những quốc gia đạt được mức tăng trưởng kinh tế - xã hội ấn tượng. “Dữ liệu tốt hơn, cuộc sống tốt hơn”.

 

Nhân dịp này tôi cũng gửi lời cám ơn đến các chuyện gia quốc tế. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng những chia sẻ của các chuyện gia tại hội nghị này sẽ được đánh giá cao. Những kinh nghiệm quý báu của các quý vị sẽ giúp Việt Nam tiếp tục nâng cao giá trị dữ liệu và củng cố sự hiểu biết sâu hơn về hệ sinh thái dữ liệu cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý dữ liệu và các bên có liên quan khác của Việt Nam.

 

Xin cảm ơn sự theo dõi của các quí vị và chúc hội nghị thành công.