Go Back Go Back
Go Back Go Back
Go Back Go Back

Giải quyết thách thức và tận dụng cơ hội là giải pháp tốt nhất để thành công vì dân số Việt Nam đang già hóa một cách nhanh chóng.

Giải quyết thách thức và tận dụng cơ hội là giải pháp tốt nhất để thành công vì dân số Việt Nam đang già hóa một cách nhanh chóng.

News

Giải quyết thách thức và tận dụng cơ hội là giải pháp tốt nhất để thành công vì dân số Việt Nam đang già hóa một cách nhanh chóng.

calendar_today 25 Tháng 5 2015

Hà Nội, 25/9/2013 – Thế giới đang già hóa nhanh chóng. Trong 10 năm tới, số người từ 60 tuổi trở lên sẽ vượt qua con số 1 tỷ người. Già hóa dân số mang lại nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức phát sinh. Tại hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về Già hóa dân số” được tổ chức ngày hôm nay, Lãnh đạo Bộ Y tế và Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam nhấn mạnh: Để giải quyết những thách thức và tận dụng các cơ hội của thời kỳ già hóa dân số, chúng ta cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc đảm bảo đưa vấn đề già hóa và nhu cầu của người cao tuổi vào tất cả các chương trình và chính sách phát triển quốc gia.

Photo: Báo Gia Đình và Xã Hội

Già hóa dân số đang diễn ra ở tất cả các khu vực và các quốc gia ở các mức độ khác nhau. Quá trình già hóa diễn ra nhanh nhất ở các quốc gia đang phát triển. Trên thế giới, trong số 15 quốc gia có nhóm dân số cao tuổi trên 10 triệu người thì có tới 7 quốc gia đang phát triển.

Theo ước tính, số người cao tuổi ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng gấp ba lần, từ 419 triệu người vào năm 2010 tới hơn 1,2 tỷ người vào năm 2050. Đến thời điểm này, cứ 4 người thì có 1 người trên 60 tuổi. Sự chuyển đổi này sẽ được nhìn thấy rõ ở Đông và Đông Bắc Á, nơi mà cứ 3 người thì có hơn 1 người trên 60 tuổi vào năm 2050. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất ở châu Á. Vào năm 2012, tỷ lệ người cao tuổi chiếm 10,2 phần trăm so với tổng dân số. 

Theo các chuyên gia trong nước và quốc tế tham dự Hội thảo, có nhiều thách thức với vấn đề già hóa dân số cần được giải quyết , trong đó có vấn đề thu nhập không được đảm bảo, an sinh xã hội chưa đầy đủ, năng lực hạn chế của hệ thống y tế trong việc giải quyết một loạt các vấn đề vẫn đang tồn tại mà người cao tuổi phải đối mặt, những vấn đề về nhân sự trong việc đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, cụ thể là chăm sóc lâu dài, và việc mang lại một môi trường thân thiện với người cao tuổi để khuyến khích sự tham gia tích cực của người cao tuổi vì một xã hội tốt đẹp hơn.

Theo số liệu Điều tra người cao tuổi Việt Nam năm 2011, 39 phần trăm số người cao tuổi hiện vẫn đang làm việc, tỷ lệ người cao tuổi ở vùng nông thôn và phụ nữ cao tuổi tham gia vào lực lượng lao động cao hơn đáng kể so với người cao tuổi sinh sống tại các khu vực đô thị và nam giới cao tuổi. Tuy nhiên hầu hết người cao tuổi đang tự tạo công ăn việc làm trong nông nghiệp với thu nhập thấp và không ổn định. 17,2 phần trăm người cao tuổi thuộc diện nghèo. Phụ nữ cao tuổi, phụ nữ nông thôn và phụ nữ dân tộc thiểu số dễ rơi vào nghèo đói hơn so với nam giới.

Già hóa dân số cũng mang lại nhiều cơ hội. Người cao tuổi đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ gia đình và cộng đồng. Cho dù người cao tuổi chỉ hỗ trợ hay tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh tế thì họ vẫn có những đóng góp to lớn tới sự phát triển kinh tế xã hội. Những kinh nghiệm và bài học của các quốc gia khác cho thấy, cần có những chính sách và chiến lược thực tế, được xây dựng và thực hiện nhằm đáp ứng các nhu cầu dịch vụ xã hội cụ thể của người cao tuổi, bao gồm cả chăm sóc y tế.

Chăm sóc người cao tuổi là một cấu phần chính sách quan trọng mà Chính phủ Việt Nam đã nhấn mạnh trong tất cả các giai đoạn phát triển của đất nước. Kể từ Hiến pháp năm 1946, người cao tuổi đã là một phần quan trọng của các chương trình và chính sách kinh tế và xã hội. Sau khi Chương trình Hành động Quốc gia về Người cao tuổi giai đoạn 2012-2020 được phê duyệt vào năm ngoái, các vấn đề liên quan đến người cao tuổi đã được đưa vào các chính sách và chương trình của Chính phủ. Tuy nhiên, vì nhóm dân số cao tuổi tiếp tục tăng lên nên Việt Nam cần có những chính sách, chiến lược thực tế và phù hợp để đảm bảo các vấn đề và nhu cầu của người cao tuổi được đưa vào trong các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Kinh nghiệm của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan và Isarel, những vấn đề hiện đang xảy ra ở hầu hết các quốc gia già hóa như Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia khác đã rút ra những bài học quý báu cho Việt Nam khi chuẩn bị các chiến lược, chính sách và chương trình ứng phó với vấn đề già hóa dân số. Việt Nam cần lập kế hoạch để có thể biến các thách thức thành cơ hội, giúp người cao tuổi sống khỏe, sống hạnh phúc và thúc đẩy họ tham gia các hoạt động xã hội, từ đó xã hội có thể được hưởng lợi từ những kiến thức, kinh nghiệm quý báu của người cao tuổi.

Già hóa là một quá trình diễn ra tự nhiên, quá trình này không chỉ bắt đầu khi con người bước vào tuổi 60. Thế hệ thanh niên của ngày hôm nay sẽ là một phần trong tổng số 2 tỷ người cao tuổi vào năm 2050. Một thế giới tốt đẹp hơn cho những người trẻ tuổi ngày hôm nay sẽ là một thế giới tốt đẹp hơn cho người cao tuổi vào năm 2050.

"Người cao tuổi hiện nay chính là những người trẻ tuổi trước đây và người trẻ tuổi ngày hôm nay sẽ là thế hệ người cao tuổi trong tương lai. Chính vì vậy, cần thiết phải đầu tư vào sức khỏe, giáo dục, và công ăn việc làm phù hợp cho thanh niên. Khi mà chúng ta làm được điều này thì chúng ta sẽ giải quyết được những nhu cầu của các thế hệ người cao tuổi trong tương lai,” ông Arthur Erken, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh tại Hội thảo.

Hội thảo đưa ra những khuyến nghị giúp định hướng trong tương lai mang lại một xã hội dành cho tất cả mọi người, trong đó cả thanh niên và người cao tuổi đều có được cơ hội đóng góp cũng như được hưởng những lợi ích từ quá trình phát triển này.

Để biết thêm thông tin, xin liên hệ với:

Bà Nguyễn Thị Hồng Thanh 
Truyền thông Liên Hợp Quốc
Tel: (84-4) 3822 4383 – Ext: 117
Mob: 0913 093363
Email: tnguyen@unfpa.org