Go Back Go Back
Go Back Go Back

Hơn một phần ba thanh niên Việt Nam còn chưa được tiếp cận các phương tiện tránh thai - Tăng cường tiếp cận giáo dục giới tính và các dịch vụ là yếu tố then chốt giúp phòng chống mang thai ở tu

Hơn một phần ba thanh niên Việt Nam còn chưa được tiếp cận các phương tiện tránh thai - Tăng cường tiếp cận giáo dục giới tính và các dịch vụ là yếu tố then chốt giúp phòng chống mang thai ở tu

Tin tức

Hơn một phần ba thanh niên Việt Nam còn chưa được tiếp cận các phương tiện tránh thai - Tăng cường tiếp cận giáo dục giới tính và các dịch vụ là yếu tố then chốt giúp phòng chống mang thai ở tu

calendar_today 24 April 2016

HÀ NỘI, 10 tháng 7 năm 2013 – Trên toàn thế giới, 16 triệu trẻ em gái từ 15-19 tuổi sinh con mỗi năm, các biến chứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong mẹ cho các em gái vị thành niên ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình.

Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và đã đạt được phần lớn các Mục tiêu này, bao gồm công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, vẫn còn hơn một phần ba thanh thiếu niên còn chưa được tiếp cận các phương tiện tránh thai. Chính vì vậy, các trường hợp có thai ngoài ý muốn và nạo thai không an toàn vẫn còn cao, đặc biệt trong nhóm thanh niên chưa kết hôn.

 

Phát biểu tại buổi họp báo kỷ niệm ngày Dân số Thế giới năm 2013 với chủ đề Mang thai ở độ tuổi vị thành niên, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến nhấn mạnh: "Nhu cầu sử dụng các phương tiện tránh thai trong thanh niên chưa kết hôn là khá cao. Bộ Y tế đã phối hợp với một số Bộ, ban ngành có liên quan triển khai thực hiện các mô hình can thiệp về sức khỏe sinh sản và tình dục cho thanh niên và vị thành niên và đã thu được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, các mô hình này mới chỉ tập trung vào nhóm thanh niên đã kết hôn".

Ở Việt Nam, số liệu quốc gia về nhu cầu chưa được đáp ứng các phương tiện tránh thai trong nhóm đối tượng từ 15-19 tuổi chiếm tới 35,4% và nhóm đối tượng từ 20-24 tuổi cũng chiếm tới 34,6%. Năm 2011, tỷ lệ có con trong nhóm dân số vị thành niên là 46 trên 1000. Tỷ lệ này cao hơn ở các nhóm dân số có trình độ học vấn thấp, mức sống thấp, các nhóm dân tộc thiểu số, các nhóm dân cư sinh sống tại các khu vực trung du và miền núi phía Bắc và các khu vực nông thôn.

Trên toàn cầu, hàng triệu trẻ em gái vị thành niên đang phải gánh chịu những hình thức phân biệt đối xử năng nề khiến các em không được hưởng các quyền và có cơ hội phát triển hết tiềm năng của mình. Các em bị buộc phải thôi học sớm, dễ bị bạo lực, cưỡng bức tình dục và bị ảnh hưởng bởi những tập tục có hại. Các em thường phải lập gia đình khi còn nhỏ tuổi và phải mang thai và sinh con khi các em chưa thực sự trưởng thành về mặt thể chất, tình cảm và chưa đủ trưởng thành về mặt xã hội để sẵn sàng làm mẹ. Những hậu quả của việc mang thai ở tuổi vị thành niên sẽ theo các em trong suốt cuộc đời, ảnh hưởng tới con cái của các em và các thế hệ sau này.

Theo Tiến sỹ Babatunde Osotimehin, Giám đốc điều hành UNFPA, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc toàn cầu, “Mang thai ở tuổi vị thành niên không chỉ đơn thuần là một vấn đề về sức khỏe. Nó có nguyên nhân sâu xa từ nghèo đói, bất bình đẳng giới, bạo lực, tảo hôn, ép hôn, sự mất cân bằng về quyền lực giữa trẻ em gái và bạn trai của họ, do các em không được đi học. Nó cũng thể hiện công tác bảo vệ quyền cho trẻ em gái vị thành niên chưa được thực hiện tốt”.

Để đảm bảo Việt Nam đạt được mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 5 tại tất cả các thôn xã trên địa bàn cả nước vào năm 2015, chúng ta cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ sức khỏe tình dục và sinh sản cho các nhóm dân số thiệt thòi nhất. Chúng ta cũng cần phải củng cố kiến thức, kỹ năng và thái độ của những người cung cấp dịch vụ công và tư về chăm sóc sức khỏe tình dục và sinh sản cho nhóm thanh thiếu niên chưa kết hôn.

Ông Arthur Erken, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam phát biểu: “Chúng ta phải đầu tư vào trẻ em gái vị thành niên vì những lợi ích tốt đẹp nhất của các em. Các em gái được học tập và có sức khỏe tốt sẽ có cơ hội phát triển hết tiềm năng và được đáp ứng các quyền của mình. Các em sẽ kết hôn muộn hơn, trì hoãn thời gian sinh con, sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh hơn và có thu nhập cao hơn. Các em có thể giúp chính mình và gia đình của mình trong tương lai thoát khỏi nghèo đói. Các em sẽ là những tác nhân tạo ra sự thay đổi trong cộng đồng và các thế hệ trong tương lai".

Nhân ngày Dân số Thế giới năm 2013, Bộ Y tế và Liên Hợp Quốc tại Việt Nam kêu gọi các nỗ lực nhiều hơn nữa từ Chính phủ, các đối tác phát triển quốc tế và các bên có liên quan cùng phối hợp giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc giải quyết các yếu tố ảnh hưởng tới việc mang thai sớm trong nhóm trẻ em gái vị thành niên ở Việt Nam.