Go Back Go Back
Go Back Go Back
Go Back Go Back

Lễ trao giải cuộc thi sáng tác các sản phẩm truyền thông “Tôi lên tiếng – Tôi hành động”

Lễ trao giải cuộc thi sáng tác các sản phẩm truyền thông  “Tôi lên tiếng – Tôi hành động”

Press Release

Lễ trao giải cuộc thi sáng tác các sản phẩm truyền thông “Tôi lên tiếng – Tôi hành động”

calendar_today 05 October 2020

HHÀ NỘI, NGÀY 05 THÁNG 10 NĂM 2020 - Lễ trao giải cuộc thi sáng tác các sản phẩm truyền thông Tôi lên tiếng – Tôi hành động” đã được tổ chức sáng nay tại Hà Nội. Cuộc thi được phát động từ ngày 20/08 đến 25/09/2020 nhằm tìm kiếm các sản phẩm truyền thông truyền tải các thông điệp về ngăn nga và chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới (BLG) đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam và kêu gọi sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là các bạn trẻ để CÙNG LÊN TIẾNG, CÙNG HÀNH ĐỘNG. Cuộc thi do Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) phối hợp với Quỹ dân số Liên hơp quốc (UNFPA) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Đại sứ quán Hà Lan, Ngôi nhà Ánh Dương Quảng Ninh trên cơ sở cộng tác với đơn vị truyền thông chính của cuộc thi là Báo Phụ nữ Việt Nam cùng phối hợp thực hiện.

Theo Điều tra quốc gia về bạo lực với phụ nữ năm 2019 do UNFPA hỗ trợ, gần 63% phụ nữ Việt Nam bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế. Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất kỳ thời điểm nào có ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống cá nhân, cộng đồng và sự phát triển của đất nước.

Điều tra Quốc gia về bạo lực 2019 cho thấy tỉ lệ bạo lực đối với phụ nữ chỉ giảm nhẹ so với dữ liệu điều tra 2010, nhưng đã có dấu hiệu cho thấy có những thay đổi tích cực trong thái độ của thế hệ trẻ về bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới. Vì vậy, cuộc thi sáng tác truyền thông này nhằm góp phần khuyến khích các cá nhân và các nhóm tác giả, đặc biệt là các bạn trẻ, tham gia xây dựng các sản phẩm truyền thông độc đáo, sáng tạo và hấp dẫn nhằm chia sẻ các thông điệp đúng về bình đẳng giới, và kêu gọi cộng đồng cùng lên tiếng, cùng hành động để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Sau 5 tuần phát động, cuộc thi tiếp cận được hơn 113.000 người, với 26.000 lượt yêu thích, hơn 17.500 lượt tương tác bình luận và gần 40.000 lượt chia sẻ. Ban tổ chức đã nhận được 105 bài dự thi, trong đó, 75 bài tham gia thể loại hình ảnh/hình vẽ thiết kế, 24 bài tham gia thể loại video clip và 06 bài dự thi theo nhóm biểu tượng cảm xúc (emoji/ emoticon). Các bài thi cũng đã nhận được những sự quan tâm và thích thú rất lớn đến từ những người dùng mạng xã hội với 38.068 lượt chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội khác nhau, bao gồm Facebook và TikTok.

Ms. Naomi Kitahara, UNFPA Representative in Viet Nam and the first place winners

Phát biểu tại buổi lễ trao giải, bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc CSAGA bày tỏ: “Sự tham gia của nhiều thành phần xã hội, nhiều lứa tuổi khác nhau trong cuộc thi này cho thấy sự quan tâm của cộng đồng với chủ đề phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Nhiều tác phẩm đã thể hiện sự lên tiếng và đưa ra những hành động mạnh mẽ. Chúng tôi hy vọng những cá nhân/ nhóm tham gia cuộc thi này sẽ tiếp tục tiên phong trong phong trào chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới. Cùng nhau, chúng ta sẽ tạo ra sức mạnh và xây dựng được môi trường sống an toàn cho tất cả mọi người, trong đó có phụ nữ và trẻ em gái”.

Bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc CSAGA phát biểu tại lễ trao giải

Cuộc thi cũng là cơ hội để phát hiện những khoảng trống trong tuyên truyền, cung cấp thông tin về BLG, dựa trên những quan điểm phổ biến trong cộng đồng hoặc những định kiến giới còn tồn tại, được phản ánh qua các tác phẩm dự thi. Đây cũng là cơ hội để đưa ra những ý tưởng mới và đề xuất mang tính đột phá, cũng như các khuyến nghị chương trình và truyền thông mới nhằm ứng phó và ngăn ngừa BLG hiệu quả đối với phụ nữ và  trẻ em gái.

Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam phát biểu khai mạc sự kiện

Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam phát biểu tại lễ trao giải Cuộc thi: “Chung tay chấm dứt tình trạng bạo lực là trách nhiệm của tất cả chúng ta. Chính phủ, khu vực tư nhân, các tổ chức xã hội dân sự, cộng đồng và mỗi cá nhân đều có thể đưa ra những đóng góp thiết thực. Nam giới và trẻ em trai cũng cần tích cực truyền tải thông điệp về tôn trọng phụ nữ và hướng tới xã hội không khoan nhượng với bạo lực.”

 

Bà nói thêm:“Tôi tin rằng, mỗi bạn trẻ sẽ là một nguồn sức mạnh chấm bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Các tác giả và tác phẩm được vinh danh trong Lễ trao giải cuộc thi như sau:

Thể loại Video:

Giải nhất: “Bài văn kỳ lạ” - Tập thể Cty TT&T Travel-Media

Giải nhì: “Phòng chống xâm hại tình dục” – Lớp Xã hội học K38

Giải ba: “Rose” - Trần Hoàng Thảo My - Bùi Thị Thanh Huyền

Giải ba: F.E.A.R - Trịnh Hoài Linh, Đặng Thu Thảo, Phùng Thị Quyên, Vũ Huyền Mai, Võ Thanh Hương

Giải có lượt tương tác cao nhất: “Anh ơi dừng lại” – Nhóm F4+ với 2500 lượt like, 7700 bình luận và 8700 lượt tương tác/chia sẻ

 

Thể loại Ảnh:

Giải ba: “Cũi” – Nhóm F5

Giải ba: “Hand to hand” – Catus team

Giải có lượt tương tác cao nhất: “Phụ nữ là để yêu thương” – Nguyễn Thị Ngà với 474 lượt xem, 317 bình luận và 11.000 lượt tương tác

 

Thể loại Emoji/ Emoticon

Giải nhì: Chùm sản phẩm truyền thông – Nhóm LeAiga

Không có giải cá nhân.

Nhân dịp này, UNFPA, CSAGA, KOICA và Đại sứ quán Hà Lan khẳng định cam kết mạnh mẽ và kêu gọi hành động để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam. Cùng nhau chúng ta có thể xây dựng một xã hội bình đẳng, an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái, nền tảng cơ bản để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030.