Bạn đang ở đây

Hà Nội, ngày 8/3/2013 - Tại hội thảo Chính sách chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và     phòng chống HIV cho thanh thiếu niên do Quốc Hội và Liên Hợp Quốc tổ chức ngày hôm nay tại Hà Nội, Chủ Nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc Hội đã nhấn mạnh: "Việt Nam cần phải tiếp tục xây dựng các dịch vụ thân thiện phù hợp với thanh niên đáp ứ ng được  nhu cầu của nhóm dân số đông đảo này".
 
Thanh niên Việt Nam chiếm khoảng 40 phần trăm dân số, đây là con số lớn nhất trong lịch sử từ trước đến nay. Vì Việt Nam đang trải qua những thay đổi nhanh chóng về phát triển kinh tế và xã hội nên những quan niệm và thái độ về tình dục cũng đang thay đổi. Các nghiên cứu gần đây cho thấy một phần ba thanh niên Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin và dịch vụ về sức khỏe sinh sản mà họ cần. Do vậy, vẫn còn nhiều trường hợp có thai ngoài ý muốn và nạo thai không an toàn trong thanh niên, đặc biệt thanh niên trẻ chưa kết hôn.
 
 
 

Lệ Giang, sinh viên đại học Y Hà Nội nói: "Kiến thức của chú ng em về các vấn đề s ức khỏe tình d ục và sức khỏe sinh sản còn hạn chế. Hội thảo này là một cơ hội giúp chúng em hiểu thêm về vấn đề này. Chúng em mong muốn có thêm nhiều hội thảo như thế này để chúng em c ó thể chia sẻ ý kiến và nâng cao kiến thức của mình".

Khuyến khích sự tham gia của thanh niên

Hội thảo là cơ hội để các đại biểu thảo luận và chia sẻ ý kiến về việc thực hiện và các thách thức của các chính sách và chương trình liên quan đến sức khỏe sinh sản và HIV dành cho thanh niên. Các bài trình bày tại hội thảo đã tạo ra những thảo luận giữa các nhà hoạch định chính sách và đại diện thanh niên về việc làm thế nào để tăng cường sự tham gia có ý nghĩa của thanh niên và đảm bảo tiếng nói của thanh niên được lắng nghe trong quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách có liên quan đến thanh niên.

Đại biểu tham dự hội thảo cũng thảo luận các giải pháp và gợi ý giúp cải thiện cơ chế điều phối liên ngành đáp ứng được nhu cầu và quyền của thanh niên và đảm bảo họ được tiếp cận đầy đủ tới các thông tin và dịch vụ sức khỏe sinh sản có chất lượng.

Mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều luật pháp và chính sách về thanh niên nhưng vẫn cần nhiều nỗ lực hơn nữa để tăng cường việc thực thi luật pháp và chính sách, đặc biệt là Luật Thanh niên ở cấp liên ngành và cấp cơ sở. Điều này sẽ giúp đảm bảo thanh niên, đặc biệt các nhóm dễ bị tổn thương được có thông tin, dịch vụ và cơ hội mà họ cần. Hội thảo cũng gợi ý rằng việc rà soát Luật Thanh niên vào năm 2015 cần đưa tiếp cận dựa trên quyền vào công tác phát triển thanh niên.

Ngọc Châm, sinh viên trường Đại học Văn hóa phát biểu: "Chúng em mong muốn có thêm tiếng nói từ các bạn thanh niên dễ bị tổn thương, như các bạn dân tộc thiểu số, thanh niên nghèo, thanh niên khuyết tật trong việc xây dựng các chương trình và chính sách dành cho thanh niên".

Đầu tư cho thanh niên

Trong bài phát biểu khai mạc, Bà Mandeep K. O'Brien, Quyền Trưởng đại diện UNFPA, thay mặt cho Liên Hợp Quốc tại Việt Nam phát biểu: "Nhu cầu và quyền của thanh thiếu niên cần được ưu tiên hàng đầu trong các chương trình phát triển của Việt Nam. Đầu tư vào thanh thiếu niên là đầu tư cho tương lai. Tôi tin tưởng rằng làm việc và hợp tác cùng nhau thì tất cả đều trong tầm tay của chúng ta".

Kết thúc hội thảo, Bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội đề nghị các Ủy ban có liên quan của Quốc hội và các cơ quan dân cử, bao gồm Hội đồng Nhân dân, củng cố hơn nữa công tác xây dựng, thực hiện và giám sát các chính sách về sức khỏe sinh sản dành cho thanh niên và xây dựng một môi trường giúp thanh niên có tiếng nói và tham gia vào việc ra quyết định. Bà cũng nhấn mạnh rằng việc sửa đổi Luật Thanh niên vào năm 2015 sẽ là cơ hội giúp đưa các nhu cầu của thanh niên về sức khỏe sinh sản và các khuyến nghị từ các cuộc tham vấn vào quá trình này.

Có hơn 120 đại biểu tham dự hội thảo đại diện cho Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Hội Luật Gia, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Trung ương Đoàn, Viện Nghiên cứu thanh niên, và các ban ngành có liên quan, các tổ chức Liên Hợp Quốc, các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, các cơ quan báo chí. Ngoài ra, còn có 30 đại biểu thanh niên từ 5 trường đại học tại Hà Nội tham dự hội thảo này.