Go Back Go Back

Phụ nữ và trẻ em gái được quyền đưa ra quyết định của mình

Phụ nữ và trẻ em gái được quyền đưa ra quyết định của mình

Tuyên bố

Phụ nữ và trẻ em gái được quyền đưa ra quyết định của mình

calendar_today 08 March 2024

Ông Matt Jackson, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam
Ông Matt Jackson, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam

Bài viết của ông Matt Jackson, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số LHQ nhân ngày Quốc tế Phụ nữ

Ngày Quốc tế Phụ nữ là dịp để chúng ta kỉ niệm những thành tựu chung đã đạt được hướng tới bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, và cũng là dịp để chúng ta nhìn lại những thiếu xót và nhấn mạnh lại cam kết, và nhân đôi nỗ lực chung hướng tới đảm bảo bình đẳng về quyền và lựa chọn cho mọi người, ở mọi nơi.

 

Tôi vừa có dịp gặp chị Mai*, một giáo viên về hưu và một phụ nữ bị bạo lực. Tại một trong những Trung tâm Dịch vụ Một cửa do UNFPA hỗ trợ tại Việt Nam, chị đã chia sẻ với tôi cuộc đời của chị. Chị Mai đã phải chịu bao đau đớn trong nhiều năm liên tiếp do bạo lực của chồng và chị bị mọi người đổ mọi tội lỗi lên chị. Nhưng nhờ có sự hỗ trợ về tâm lý và tư vấn của các nhân viên tại Trung tâm, chị Mai giờ đã khác: chị cảm thấy mình độc lập hơn, có thêm nhiều kiến thức hơn và tự tin ở tương lai của mình. Và chị cũng mong muốn những người phụ nữ cùng cảnh ngộ khác sẽ giống như chị bây giờ.

 

Năm nay, Ngày Quốc tế Phụ nữ kêu gọi “Đầu tư vào phụ nữ: Thúc đẩy tiến bộ”. Trong những năm gần đây, đã có nhiều đầu tư nhằm nâng cao sức khỏe và quyền cho phụ nữ và trẻ em gái – và đã cứu sống được hàng triệu người. Nhưng, tiến bộ đạt được vẫn còn hạn chế. Trong vòng 20 năm qua, tỷ lệ tử vọng mẹ trên thế giới đã giảm 34%, nhưng cứ 2 phút lại có một phụ nữ tử vong khi mang thai hay khi sinh nở, gây nên khủng hoảng ngầm trên toàn cầu. Cũng trong khoảng thời gian này, tỷ lệ tử vong mẹ của Việt Nam đã giảm nhiều hơn so với thế giới – 46,5%. Tuy nhiên, Việt Nam cần nỗ lực chuyển hướng tới những nơi tỷ lệ tử vong mẹ vẫn còn cao, đặc biệt ở các vùng nông thôn và miền núi nơi có các dân tộc ít người.

 

Một thành tự khác có thể kể đến là số phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Trong vòng 30 năm qua tỷ lệ này đã tăng gấp đôi và lên đến 77%. Nhưng hơn 250 triệu phụ nữ không áp dụng kế hoạch hóa gia đình khi muốn tránh thai. Tại Việt Nam, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại cũng tăng lên với tỷ lệ khoảng 60%. Tuy nhiên, tỷ lệ không đáp ứng được nhu cầu các biện pháp tránh thai giữa phụ nữ chưa lập gia đình vẫn cao gấp bốn lần so với phụ nữ đã lập gia đình. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tập trung nỗ lực hơn nữa nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ cho thanh thiếu niên.

 

Một linh vực khác cũng đòi hỏi phải có đầu tư nhiều hơn. Đó là chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới và các thực hành có hại như tảo hôn và tâm lý ưa thích con trai. Trên thế giới cứ 3 phụ nữ thì có một người từng bị bạo lực trong đời. Tại Việt Nam, theo Nghiên cứu quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái thực hiện năm 2019, cứ 3 phụ nữ thì có 2 người từng bị bạo lực bởi chồng hay bạn tình và 90% trong số họ chưa từng tìm kiếm sự hỗ trợ. Về lĩnh ực này hỗ trợ của chúng tôi tập trung 3 góc độ: hỗ trợ cung cấp các dịch vụ như thiết lập đường dây nóng quốc gia và trung tâm dịch vụ một cửa; giải quyết nguyên nhân gốc rễ như bất bình đẳng giới nhằm ngăn chặn bạo lực; và thay đổi những kỳ thị liên quan đến bạo lực.

 

Một mối quan tâm đặc biệt nữa đó là mức độ gia tăng bạo lực trên không gian mạng đối với phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt là nguy cơ lạm dụng hình ảnh trên không gian mạng. Chiến dịch #bodyright (quyền cơ thể) toàn cầu của UNFPA tập trung vào lĩnh vực này và kêu gọi các chính phủ và các công ty công nghệ cần hành động nhiều hơn để bảo vệ mọi người trên không gian mạng.
 

Và nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ năm nay, UNFPA tại Việt Nam tổ chức cuộc thi tìm hiểu trên trang xã hội của mình và một hội thảo trực tuyến nhằm nâng cao nhận thức và chia sẻ kinh nghiệm tự bảo vệ mình trên không gian mạng của thanh niên.

 

Năm nay cũng là năm kỉ niệm thành công của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển được tổ chức tại Cairo năm 1994. Tại Hội nghị này chính phủ của 179 quốc gia trong đó có Việt Nam đã đặt vấn đề bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và quyền con người là trọng tâm của phát triển. Sự thống nhất quốc tế này tạo cơ sở cho việc đạt được thịnh vượng, tăng trưởng và xây dựng những cộng đồng có khả năng ứng phó.

 

Thực sự, đạt được bình đẳng giới sẽ có tác động tích cực đến mỗi gia đình, mỗi cộng đồng và rộng hơn là đến nên kinh tế của mỗi quốc gia. Đầu tư 1 đô-la cho chăm sóc sức khỏe bà mẹ có thể đem lại 8 đô-la lợi ích kinh tế. Tương tự đầu tư vào kế hoạch hóa gia đình thì lợi ích kinh tế còn cao hơn – 10 đô-la. Đầu tư tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động có thể tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người lên gần 20% và các doanh nghiệp có thể tăng năng suất lao động lên 15% nếu đầu tư cho chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản cho công nhân. Trong nhiệm kỳ của mình tôi mong muốn sẽ hỗ trợ đầu tư cho việc sàng lọc và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và vận động đưa tiêm chủng vi-rút HPV vào chương trình tiêm chủng quốc gia – những nỗ lực đơn giản nhưng có thể cứu sống được nhiều phụ nữ khỏi những căn bệnh có thể ngăn chặn được.

 

Điều quan trọng cần lưu ý là không chỉ có một mà rất nhiều nỗ lực sẽ tạo nên nhân cách và cuộc sống của mình. Vì lý do này, tôi cam kết rằng UNFPA tại Việt Nam sẽ đảm bảo những dự án và chương trình của chúng tôi đều nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi người dân. Để đạt được điều này, chúng ta cần đặt con người là trọng tâm và luôn phản ánh được tâm tư và nguyện vọng của họ. Phụ nữ làm lãnh đạo là một phần quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế xã hội tại Việt Nam. Tôi cũng đã chứng kiến nhiều phụ nữ giữ cương vị lãnh đạo. Họ có thể là những chuyên gia, lãnh đạo trong nhiều lĩnh vực quan trọng. Họ cũng là những nữ bác sĩ hay nữ nhân viên y tế khi tham dự lớp tập huấn về đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản của người khuyết tật ở Cần Thơ; những người đứng đầu các Câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau và giúp đỡ người cao tuổi ở Thanh Hóa; những người đi đầu trong lĩnh vực truyền thông về sức khỏe bà mẹ cho các dân tốc ít người ở miền núi và nông thôn; những giảng viên đi đầu trong những nỗ lực vận động áp dụng chăm sóc sức khỏe tình dục cho thanh thiếu niên và những người thuộc cộng đồng LGBTQ+; những nhân viên làm công tác xã hội tại Đà Nẵng và Quảng Ninh nỗ lực hỗ trợ người bị bạo lực tiếp cận với các dịch vụ cần thiết với một thái độ tôn trọng.

 

Những lạp luận về mối quan hệ giữa bình đẳng giới cho mỗi á nhân, mỗi cộng đồng với kinh tế là rõ ràng. Cùng nhau chúng ta có thể tạo ra một thế giới nơi mà phụ nữ và trẻ em gái được trao quyền để tự đưa ra quyết định. Và trên hết, mọi hành động sẽ giúp đảm bảo nguyên tắc không bỏ lại ai ở phía sau.



* Tên của nhân vật đã được đổi