Go Back Go Back
Go Back Go Back

Tin tưởng vào bằng chứng: Đầu tư vào lực lượng hộ sinh

Tin tưởng vào bằng chứng: Đầu tư vào lực lượng hộ sinh

Tin tức

Tin tưởng vào bằng chứng: Đầu tư vào lực lượng hộ sinh

calendar_today 05 Tháng 5 2021

Tuyên bố của Giám đốc điều hành UNFPA, Tiến sĩ Natalia Kanem

Ngày Quốc tế Hộ sinh

Ngày 05 tháng 05 năm 2021

Mỗi ngày, ở khắp mọi nơi trên thế giới, các nhân viên hộ sinh đang cứu sống phụ nữ và trẻ em, cũng như nâng cao sức khoẻ và phúc lợi của toàn thể cộng đồng.

Họ xứng đáng được tôn trọng và biết ơn, nhưng như vậy vẫn chưa đủ.

Các nhân viên hộ sinh xứng đáng được đầu tư nhiều hơn vào năng lực, cũng như nơi làm việc để giúp họ được trao quyền và công nhận toàn diện những kỹ năng và đóng góp của họ. 

Nhân ngày Quốc tế Hộ sinh, chúng ta tôn vinh những đóng góp phi thường của các nhân viên hộ sinh cho cộng đồng, đồng thời nêu lên những số liệu và bằng chứng cho thấy hộ sinh là một thành phần thiết yếu của y tế. 

Ấn bản mới nhất của Báo cáo Tình trạng Hộ sinh Thế giới do UNFPA, Tổ chức Y tế Thế giới và Liên đoàn hộ sinh Quốc tế công bố hôm nay khẳng định rằng nếu chúng ta tăng số lượng cán bộ hộ sinh và chất lượng chăm sóc của họ, tới năm 2035, chúng ta sẽ cứu được khoảng 4,3 triệu sinh mạng mỗi năm. Nếu các công việc do nhân viên hộ sinh thực hiện được bao phủ toàn dân vào năm 2035 thì sẽ ngăn chặn được 67% số ca tử vong bà mẹ.

Những thành tựu đó phụ thuộc vào chất lượng đào tạo các nhân viên hộ sinh, cùng với các quy định toàn diện và mang tính hỗ trợ tại nơi làm việc. Họ phải có vai trò lớn hơn trong việc lãnh đạo và quản trị chuyên môn, và có phạm vi sử dụng kinh nghiệm chuyên biệt của mình để thúc đẩy những tiến bộ trong chính sách và cung cấp dịch vụ y tế.

Các nhân viên hộ sinh thường làm việc trong những tình huống đặc biệt. Họ có thể phải đi bộ một quãng đường xa để đến được với các bà mẹ hoặc phải sắp xếp không gian mở trong nhà riêng của mình để giúp các bà mẹ sinh nở an toàn. Họ phải đối mặt với áp lực ngày càng cao trong đại dịch COVID-19 và sự bất bình đẳng gia tăng tại nơi làm việc. Các nhân viên hộ sinh thường thiếu đồ bảo hộ và ít được tiếp cận với vắc-xin hơn các nhân viên y tế khác, họ đã đặt cược tính mạng của chính mình khi phục vụ người khác.

Sự cống hiến đó là một nguồn tài nguyên vô giá, tuy nhiên, có quá nhiều hệ thống y tế phụ thuộc vào họ mà chưa có hỗ trợ tương xứng cho nghề hộ sinh. Sự hỗ trợ này sẽ góp phần rút ngắn con đường tới mục tiêu không còn ca tử vong bà mẹ có thể ngăn chặn được vào năm 2030.

Chúng ta có bằng chứng và biết cần phải làm gì. Các hệ thống y tế ở mọi nơi cần lưu ý – và hành động – vì đầu tư và trao quyền cho nhân viên hộ sinh là cách chắc chắn nhất để bảo vệ sinh mạng, sức khoẻ và phúc lợi cho mọi người.