Go Back Go Back
Go Back Go Back
Go Back Go Back

Bài phát biểu của Bà Astrid Bant, Trưởng đại diện UNFPA tại Tọa đàm "Thích ứng với già hóa dân số ở Việt Nam: Con đường phía trước"

Bài phát biểu của Bà Astrid Bant, Trưởng đại diện UNFPA tại Tọa đàm "Thích ứng với già hóa dân số ở Việt Nam: Con đường phía trước"

Statement

Bài phát biểu của Bà Astrid Bant, Trưởng đại diện UNFPA tại Tọa đàm "Thích ứng với già hóa dân số ở Việt Nam: Con đường phía trước"

calendar_today 01 October 2018

Kính thưa Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam;
Kính thưa Ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam;
Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình;
Bà Phạm Chi Lan, Chuyên gia kinh tế Việt Nam;
Kính thưa toàn thể đại biểu, đại diện các bộ ngành, các cơ quan nhà nước, đại diện thanh niên, tổ chức xã hội dân sự, Tổ chức Hỗ trợ người cao tuổi quốc tế (HelpAge), giới báo chí truyền thông và các bạn đồng nghiệp LHQ;

Kính thưa các quý vị đại biểu,

Ngày hôm nay, tôi rất hân hạnh được khai mạc buổi tọa đàm về “Thích ứng với già hóa dân số ở Việt Nam: Con đường phía trước”. Lời đầu tiên, cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ủy ban Quốc gia người cao tuổi, Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình (TCDS và KHHGĐ), Hội Người cao tuổi Việt Nam và tổ chức HelpAge đã đồng tài trợ và tổ chức buổi tọa đàm ngày hôm nay nhân dịp Quốc tế người cao tuổi, một sự kiện được tổ chức trên khắp thế giới vào ngày 1 tháng 10 hàng năm nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc người cao tuổi là một phần của cộng đồng và xóa bỏ phân biệt tuổi tác.  Hôm nay, toàn thế giới đánh dấu sự kiện này với chủ đề toàn cầu “Tôn vinh người cao tuổi đấu tranh bảo vệ quyền con người".

Thưa các quý vị,

Chúng ta tất cả đều đang già đi. Đây là một thực tế cuộc sống.

Cứ 9 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên. Dự báo con số này sẽ tăng lên 5 người thì có 1 người từ 60 tuổi trở lên vào năm 2050.

Trong giai đoạn 2015 - 2030, giai đoạn Mục tiêu phát triển bền vững,  số người cao tuổi trên toàn cầu sẽ tăng lên 56% - từ 901 triệu lên 1,4 tỷ. Đến năm 2030, số người từ 60 tuổi trở lên sẽ cao hơn số người ở độ tuổi từ 15-24.

Ở Việt Nam, tỷ lệ người cao tuổi trên tổng dân số đã tăng lên 11,9% năm 2017 và sẽ tăng lên đến 20% vào năm 2038. Khi thế giới xây dựng một Chương trình Phát triển mới truyền cảm hứng và cam kết đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững mới thì Việt Nam cần phải tính đến một mô hình mới phù hợp với vấn đề già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế xã hội, đồng thời bảo vệ quyền của người cao tuổi.  

Già hóa là một tất yếu của sự phát triển. Chúng ta phải chuyển hướng trọng tâm từ việc đơn thuần giúp tiếp cận với tuổi già sang giúp tiếp cận với một tuổi già vui vẻ và hạnh phúc.  

Thưa các quý vị đại biểu,

Buổi tọa đàm hôm nay nhằm nâng cao nhận thức về già hóa dân số và nhu cần đảm bảo khi già đi người dân luôn được tôn trọng và tiếp tục tham gia vào xã hội với vai trò là những công dân với đầy đủ quyền lợi. Chúng ta sẽ được nghe những câu chuyện truyền cảm hứng của cả những người cao tuổi và người trẻ tuổi và chúng ta hy vọng sẽ lan tỏa thông điệp người cao tuổi có lợi chứ không phải là gánh nặng hay làm tăng chi phí cho xã hội.

Người cao tuổi có thể là những người tích cực mong muốn hoạt động tham gia xã hội. Chúng ta không được đối xử với người cao tuổi như những người thụ hưởng các dịch vụ xã hội thụ động.

Kính thưa các vị khách quý,

Chúng ta đang tiến tới một tương lai tươi đẹp hơn mà chúng ta hằng mong ước, “không bỏ ai lại phía sau” sẽ mang lại cơ hội để người cao tuổi đóng góp cho xã hội. Chúng ta hãy tăng cường những quyền con người này và đảm bảo có sự tham gia đầy đủ của người cao tuổi để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn cho mọi lứa tuổi.  

Cảm ơn các quý vị đại biểu, các vị khách quý, nhân ngày Quốc tế Người cao tuổi, xin chúc quý vị sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Xin cảm ơn.