Go Back Go Back
Go Back Go Back
Go Back Go Back

Bài phát biểu của Bà Ritsu Nacken, Quyền Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam

Bài phát biểu của Bà Ritsu Nacken, Quyền Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam

Statement

Bài phát biểu của Bà Ritsu Nacken, Quyền Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam

calendar_today 13 Tháng 5 2015

Kính thưa:

Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Bí thư Đoàn Thanh niên

Ông Vũ Thanh Liêm, Giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên trung ương

Đại diện Bộ y tế, Bộ nội vụ và Đoàn Thanh niên

Hiệu trưởng trường Đại học Lao động Xã hội

Đại diện thanh niên, sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội

Kính thưa các quý vị đại biểu,

Thay mặt Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, tôi xin cảm ơn Trung tâm Thanh thiếu niên Trung ương/Đoàn Thanh niên đã tổ chức sự kiện quan trọng này.

Việt Nam thay đổi nhanh chóng và thế hệ trẻ cũng vậy. Việt Nam đã bước vào thời kỳ dân số vàng, có tỷ lệ thanh, thiếu niên cao nhất trong lịch sử. Theo điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ năm 2014, hơn một phần ba dân số Việt Nam là thanh, thiếu niên tuổi từ 10-29. Cơ cấu dân số này mở ra cơ hội lớn về nguồn nhân lực quan trọng cho đất nước và nhắc nhở chúng ta rằng đầu tư cho thanh niên là thiết yếu cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Không chỉ là tỷ lệ thanh niên gia tăng, mà giá trị, chuẩn mực và hành vi tình dục của giới trẻ Việt cũng thay đổi nhanh chóng. Thế hệ trẻ kết hôn muộn hơn và có nhiều mối quan hệ trước khi lập gia đình. Họ cũng thường xuyên sống xa gia đình vì lý do công việc hoặc học tập. Ngày càng có nhiều thanh niên lên thành phố tìm việc làm. Vì vậy, chúng ta cần các chương trình mới hỗ trợ sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của thanh niên.

Kính thưa các quý vị đại biểu,

Việt Nam đã đạt được tiến bộ ấn tượng trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs). Việc cung cấp dịch vụ và thông tin về SKSS và SKTD bao gồm kế hoạch gia đình đã được mở rộng và chất lượng dịch vụ đã được cải thiện trong cả nước. Tuy nhiên, các chương trình SKSS/SKTD/ KHHGĐ vẫn nhắm mục tiêu vào các cặp vợ chồng kết hôn; chương trình quốc gia cụ thể giải quyết các nhu cầu ngày càng tăng của thanh niên chưa lập gia đình vẫn chưa được thực hiện. Một số nhóm, chẳng hạn như thanh niên di cư nông thôn và thanh niên dân tộc thiểu số, vẫn bị hạn chế trong việc tiếp cận thông tin và dịch vụ SKSS và SKTD

Các bằng chứng cho thấy hầu hết thanh niên Việt vẫn còn thiếu kiến thức quan trọng và kỹ năng sống để thương lượng các mối quan hệ an toàn và có sự đồng thuận, và đối mặt với những rào cản đáng kể trong việc tiếp cận các dịch vụ SKSS và SKTD. Giáo dục giới tính tại các trường học vẫn còn hạn chế. Đây là một phần của chương trình phát triển mà Việt Nam vẫn chưa hoàn thành, đòi hỏi nhiều đầu tư và cam kết chính trị hơn nữa.

Kính thưa các quý vị đại biểu,

Chúng ta cần phải hoàn thành công việc còn dang dở. Điều đó có nghĩa là cần có nỗ lực liên tục và bền vững tập trung vào việc giải quyết những nhu cầu chưa được đáp ứng về SKSS/SKTD của thanh, thiếu niên bằng cách đảm bảo tiếp cận phổ cập các thông tin và dịch vụ CSSKSS/SKTD toàn diện và chất lượng cho giới trẻ và cung cấp các loại hình dịch vụ đến được với tất cả các nhóm thanh, thiếu niên

Để đảm bảo rằng thanh, thiếu niên được tiếp cận với các dịch vụ và thông tin SKSS/SKTD chất lượng, chúng ta cần phải có cách tiếp cận mới nhằm giải quyết nhu cầu của giới trẻ và nâng cao khả năng đưa ra quyết định tích cực về vấn đề sức khỏe tình dục của họ. Những cách tiếp cận này cần dựa trên sự hiểu biết rằng thanh, thiếu niên có thể đưa ra quyết định có trách nhiệm và lành mạnh khi họ được thông tin và có một môi trường hỗ trợ. Môi trường hỗ trợ có nghĩa là thông tin và các dịch vụ phù hợp với nhu cầu và quan điểm của thanh, thiếu niên.

Đây là lý do tại sao chúng tôi hỗ trợ việc tổ chức một cuộc thi dành cho thanh niên để đề xuất các loại chương trình CSSKSS/SKTD khả thi nhất. Chúng ta, những thành viên trong ban tổ chức và là người ra quyết định, cần phải khuyến khích các sáng kiến thúc đẩy các dịch vụ và thông tin SKSS và SKTD cho thanh, thiếu niên. Chúng ta cần phải khuyến khích sự tham gia của thanh, thiếu niên trong việc xây dựng các chương trình SKSS và SKTD và để họ tự quyết định loại dịch vụ và thông tin nào phù hợp và hiệu quả đáp ứng nhu cầu của họ. Đây là cách để đảm bảo rằng Việt Nam sẽ có các chương trình CSSKSS/SKTD đáp ứng nhu cầu của thanh niên, và thanh niên sẽ có kiến thức và kỹ năng cần thiết để trưởng thành khỏe mạnh và làm việc hiệu quả.

UNFPA sẵn sàng hỗ trợ quý vị trong quá trình này. Bằng việc cùng nhau hợp tác, chúng ta có thể nhanh chóng hiện thực hóa mục tiêu tiếp cận phổ cập tới SKSS/SKTD cho thanh, thiếu niên Việt Nam.

Xin chân thành cảm ơn. Kính chúc quý vị sức khỏe, hạnh phúc và thành công.