Go Back Go Back
Go Back Go Back
Go Back Go Back

Bằng những hình thức sáng tạo để cải thiện tình trạng SKSS & SKTD, ngăn ngừa bạo lực trên cơ sở giới, khuyến khích sự tham gia của thanh niên, UNFPA hy vọng sẽ nhận được nhiều những kết quả mang tính đột phá - Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh

Bằng những hình thức sáng tạo để cải thiện tình trạng SKSS & SKTD, ngăn ngừa bạo lực trên cơ sở giới, khuyến khích sự tham gia của thanh niên, UNFPA hy vọng sẽ nhận được nhiều những kết quả mang tính đột phá - Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh

News

Bằng những hình thức sáng tạo để cải thiện tình trạng SKSS & SKTD, ngăn ngừa bạo lực trên cơ sở giới, khuyến khích sự tham gia của thanh niên, UNFPA hy vọng sẽ nhận được nhiều những kết quả mang tính đột phá - Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh

calendar_today 24 July 2024

Ông Matt Jackson phát biểu
Ông Matt Jackson, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam

Kính thưa

  • Ông Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam;
  • Đại diện từ các đối tác triển khai dự án của Trung ương Đoàn; 
  • Đại diện từ Bộ Ban ngành và đối tác;
  • Các thanh niên tham gia sự kiện; 
  • Các đồng nghiệp từ UNFPA và các cơ quan báo chí truyền thông;

 

Tôi rất vui mừng được có mặt ở đây hôm nay để khởi động dự án mới để hỗ trợ thanh niên Việt Nam phát triển toàn diện về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và đáp ứng với già hóa dân số. Với tổng ngân sách hơn 1 triệu USD và sẽ được thực hiện tới cuối năm 2026, dự án này góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021-2030.

Khi tôi đặt chân đến Việt Nam để bắt đầu công việc Trưởng Đại diện vào một năm trước, tôi thấy ấn tượng với năng lượng và nguồn nhân lực trẻ dồi dào nơi đây. Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019, Việt Nam ghi nhận tỷ lệ thanh niên cao nhất trong lịch sử, 21% tổng dân số là thanh niên trong độ tuổi từ 10 – 24, tạo nên thời kỳ lợi tức nhân khẩu học để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội. Cơ hội dân số vàng này dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2039, mang đến cho Việt Nam cơ hội tiềm năng để thúc đẩy phát triển bền vững.  

Nhiều người cao tuổi, sống lâu sống khoẻ mạnh là một kết quả rất tốt của Việt Nam. Tuy nhiên, tốc độ già hoá dân số ở Việt Nam nhanh hơn nhiều quốc gia khác, đòi hỏi cần có sự chuẩn bi nhanh hơn để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Bên cạnh những thành tựu kinh tế - xã hội ấn tượng của Việt Nam trong thập kỷ qua, những bất bình đẳng và khoảng cách về khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, sự tham gia của thanh niên trong việc xây dựng các chính sách, đặc biệt là những thanh niên bị lề hóa.

Kết quả từ điều tra các chỉ tiêu phát triển bền vững về Trẻ em và Phụ nữ Việt Nam cho thấy sự chênh lệch giữa các dân tộc thiểu số về tỷ lệ sinh con ở tuổi vị thành niên, chẳng hạn như cứ mỗi 1.000 thanh niên dân tộc Kinh thì sinh ra 28 trẻ sơ sinh, trong khi con số này ở thanh niên dân tộc Mông là 210 trẻ sơ sinh, tức là tỷ lệ này cao hơn 7.5 lần nhóm đa số. Cuộc điều tra cũng cho thấy chỉ có 18% phụ nữ trẻ trong độ tuổi 15-19 có thể tự đưa ra quyết định về quan hệ tình dục và sử dụng biện pháp tránh thai so với 68% phụ nữ ở độ tuổi 35-39. Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng trên toàn quốc, nhu cầu về các biện pháp tránh thai hiện đại chưa được đáp ứng ở những người chưa kết hôn cao gấp 4 lần so với những người đã kết hôn.

Nhận thấy thanh niên là một lực lượng quan trọng trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững, dự án mới từ UNFPA Việt Nam, với sự hỗ trợ của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được thiết kế để hỗ trợ phát triển thanh niên trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, bình đẳng giới và chuẩn bị cho già hóa dân số.

Dự án này hướng đến việc trao quyền và hỗ trợ thanh niên, đặc biệt là những nhóm thanh niên thiểu số và bị lề hóa, cải thiện sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản, tích cực ứng phó với tình trạng già hóa dân số, qua đó đóng góp tích cực vào nỗ lực của Việt Nam để đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc vào năm 2030.

Bằng cách đưa ra những hình thức sáng tạo để cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, ngăn ngừa bạo lực trên cơ sở giới, khuyến khích sự tham gia của thanh niên, chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều những kết quả mang tính đột phá, đặc biệt là trong nỗ lực giảm tỷ lệ tử vong mẹ, chuẩn bị cho thanh niên ứng phó với tình trạng già hóa dân số,  cung cấp các dịch vụ sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục dành cho thanh niên, trong đó bao gồm thanh niên vùng dân tộc thiểu số, thanh niên có HIV/AIDS, thanh niên di cư, thanh niên thuộc cộng đồng LGBTQI+ và thanh niên khuyết tật.

Tôi xin chân thành cảm ơn phía Trung ương Đoàn, đặc biệt là Bí thư Trung ương Đoàn vì sự lãnh đạo mạnh mẽ để đưa vấn đề thanh thiếu niên lên hàng đầu trong chương trình nghị sự quốc gia. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đối tác cùng thực hiện, trong đó có Trung tâm Thanh thiếu niên Trung ương Đoàn; Ban Quan hệ quốc tế Trung ương Đoàn; Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam; Viện Nghiên cứu Thanh niên; Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam vì những nỗ lực và cam kết không ngừng để thực hiện thành công dự án mới này.

Tôi mong muốn được hợp tác chặt chẽ với tất cả các bên để đáp ứng hiệu quả nhu cầu và quyền lợi của thanh niên Việt Nam, góp phần đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Cùng nhau, hãy khai thác tối đa tiềm năng của Việt Nam, đảm bảo một tương lai thịnh vượng và công bằng cho tất cả mọi người.

Một lần nữa, xin cảm ơn các Quý vị đã tham dự Lễ Khởi động ngày hôm nay./.