Kính thưa Ông Vũ Minh Đức, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Các giảng viên các khoa sư phạm của các trường đại học, Học viện Thanh thiếu niên Quốc gia, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam;
Các đồng nghiệp của tôi từ UNFPA và UNESCO.
Tôi rất vui mừng có mặt tại đây hôm nay để khai mạc lớp Tập huấn Giảng viên quốc gia về giáo dục giới tính và tình dục toàn diện và kỹ năng sống. Thay mặt UNFPA và UNESCO tại Việt Nam, tôi xin chân thành cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đồng tổ chức khóa đào tạo này nhằm cung cấp cho các giảng viên quốc gia kiến thức và kỹ năng giảng dạy về giới tính và tình dục toàn diện và giáo dục kỹ năng sống.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Việt Nam ghi nhận tỷ lệ thanh niên cao nhất trong lịch sử của đất nước, đây là tiềm năng to lớn về nguồn lực con người để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam có 20,4 triệu thanh niên từ 10-24 tuổi, chiếm 21% tổng dân số. Cơ hội nhân khẩu học, được xác định lần đầu tiên vào năm 2007, dự kiến sẽ kéo dài đến năm 2041, mang đến cho Việt Nam một cơ hội duy nhất để thúc đẩy phát triển bền vững.
Ngày nay, nhiều bằng chứng cho thấy thanh niên Việt Nam sinh hoạt tình dục ở độ tuổi sớm hơn. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đáp ứng nhu cầu thông tin và dịch vụ về sức khỏe sinh sản và tình dục của họ.
Cuộc điều tra Mục tiêu phát triển bền vững quốc gia (SDGs) do Tổng cục Thống kê Việt Nam phối hợp với UNFPA và UNICEF thực hiện vào năm 2021 cho thấy chỉ 72,2% phụ nữ đã kết hôn hài lòng với các biện pháp tránh thai hiện đại và tỷ lệ này thậm chí còn giảm xuống còn 50,3% đối với phụ nữ chưa kết hôn. Vấn đề này còn nghiêm trọng hơn đối với thanh niên, nhu cầu chưa được đáp ứng nhu cầu về kế hoạch hóa gia đình của họ ước tính cao hơn 4 lần so với phụ nữ đã kết hôn (10% so với 40% tương ứng).
Thưa các quý vị
Theo kết quả điều tra quốc gia về SKSS / SKTD thực hiện năm 2016, thanh niên và thiếu niên Việt Nam có ít kiến thức về các vấn đề SKSS / SKTD. Ví dụ, chỉ 26% biết cách sử dụng bao cao su đúng cách và chỉ 27% có kiến thức toàn diện và chính xác về HIV/AIDS. Để giải quyết thiếu hụt này, chúng tôi đang khuyến nghị cần thực hiện giáo dục giới tính và tình dục toàn diện và kỹ năng sống trong các trường học bao gồm các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng và đại học, để thanh niên Việt Nam có thể đưa ra các quyết định tự tin và có trách nhiệm về sức khỏe và cuộc sống của họ, bao gồm cả việc khi nào họ có thể bắt đầu một gia đình và kết hôn với ai, đồng thời cân bằng giữa học tập và phát triển nghề nghiệp.
Thưa các quý vị,
Chúng tôi đánh giá cao cam kết của Bộ GD&ĐT trong việc phê duyệt chương trình giáo dục giới tính và tình dục toàn diện trong trường học vào năm 2019 và hướng dẫn giảng dạy giáo dục giới tính và tình dục toàn diện và kỹ năng sống. Trong lúc này, điều cần thiết là phải có đội ngũ giảng viên có kỹ năng để đảm bảo việc triển khai chương trình này và cung cấp hiệu quả các công cụ giáo dục đó cho từng học sinh một cách hiệu quả, và đó là mục đích của hội thảo đào tạo kéo dài 10 ngày này.
Tôi rất vui nhận thấy cam kết của Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các đối tác thực hiện khác trong việc đảm bảo quyền về sức khỏe sinh sản và tình dục của thanh niên được tôn trọng. Trang bị cho những người trẻ tuổi những kiến thức cần thiết về giói tính và tình dục. kỹ năng sống sẽ giúp họ định hình cuộc sống của mình theo cách họ muốn. Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể làm giảm các hành vi nguy cơ của thanh thiếu niên, đồng thời thúc đẩy các cách tiếp cận cuộc sống một cách tích cực, có trách nhiệm và trưởng thành.
Tôi mong muốn được hợp tác chặt chẽ với tất cả quý vị để hỗ trợ những người trẻ tuổi Việt Nam, đó là điều cần thiết cho việc đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững. Chúng ta hãy chung tay đặt vị thành niên và thanh niên vào vị trí trung tâm của sự phát triển quốc gia và đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.
Cảm ơn các quý vị đã tham gia và tôi chúc khóa tập huấn đạt được kết quả mong đợi và hiệu quả.