Go Back Go Back
Go Back Go Back

Bài phát biểu của Bà Naomi Kitahara, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tại lễ ký “Hỗ trợ Thanh niên lao động xuất khẩu bị ảnh hưởng COVID-19 tại tỉnh Nghệ an, Hà Tĩnh và Quảng Trị”

Bài phát biểu của Bà Naomi Kitahara, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tại lễ ký “Hỗ trợ Thanh niên lao động xuất khẩu bị ảnh hưởng COVID-19 tại tỉnh Nghệ an, Hà Tĩnh và Quảng Trị”

Tuyên bố

Bài phát biểu của Bà Naomi Kitahara, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tại lễ ký “Hỗ trợ Thanh niên lao động xuất khẩu bị ảnh hưởng COVID-19 tại tỉnh Nghệ an, Hà Tĩnh và Quảng Trị”

calendar_today 15 September 2021

Kính thưa, Ông Ngô Văn Cương, Bí Thư Trung ương Đoàn TNCS HCM;

Kính thưa, Ông Okabe Công Sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam;

Đại diện lãnh đạo Bộ Nội Vụ;

 

Lãnh đạo Tỉnh đoàn và các bạn thanh niên lao động xuất khẩu trở về do ảnh ảnh hưởng Covid-19;

Thưa các quý vị đại biểu,

 

Để bắt đầu, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn đến tất cả các bạn, nhưng người đã tổ chức sự kiện ngày hôm nay, bất chấp những thách thức của đại dịch COVID-19. Đại dịch đã gây ra nhiều thiệt hại về con người cũng như về kinh tế - xã hội, đồng thời làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng đang tồn tại và ảnh hưởng một cách không đồng đều đến các nhóm dễ bị tổn thương. Và ở đây chúng ta không thể không nhắc đến nhóm vị thành niên và thanh niên, cùng là một trong những nhóm dễ bị tổn thương đó. Nguy cơ của đại dịch COVID-19 đối với nhóm vị thành niên, thanh niên thường bị đánh giá thấp. Đúng là vị thành niên, thanh niên có hệ thống miễn dịch tốt hơn, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là họ không bị ảnh hưởng do tác động của COVID-19. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng thanh niên đang phải đối mặt với nhiều cú sốc như phải nghỉ học và ngừng làm việc, mất thu nhập, và khó tìm được việc làm mới, cũng như khó tiếp cận dịch vụ y tế và các dịch vụ công khác. Nghiên cứu  của Tổ chức lao động Quốc tế về COVID-19 và  việc làm trên toàn cầu, công bố vào tháng 5 năm 2020, chỉ ra rằng cứ 6 thanh niên thì có 1 thanh niên đã phải ngừng làm việc kể từ khi cuộc khủng hoảng do đại dịch COVID-19 bắt đầu.

 

Thanh niên xuất khẩu lao động là một trong những đối tượng chịu nhiều tác động nhất. Thông tin từ Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội cho thấy, năm 2019, hơn 147.000 thanh niên Việt Nam hiện đang làm việc tại Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Romania, Ả Rập Xê – út và các nước khác. Những tác động về kinh tế do dịch COVID-19 tại các quốc gia trên đã đặt thanh niên XKLD Việt Nam vào hoàn cảnh dễ bị tổn thương và không chắc chắn. Nhiều người trong số họ mất việc làm, và họ thường chỉ được thông báo trong khoảng thời gian ngắn. Một số khác phải gánh một khoản nợ để chi trả cho các sinh hoạt hằng ngày, trong khi những người khác do mất việc làm nên tình trạng nhập cư và quyền ở lại quốc gia sở tại cũng bị ảnh hưởng. Họ thường được thông báo phải trở nước ngay lập tức và họ không có sự lựa chọn nào khác. Và khi họ trở về nhà, họ cũng gặp phải vấn đề tái hòa nhập vào cộng đồng và thị trường lao động địa phương.

 

Hiện nay, những thanh niên phải trở về vẫn đang chờ đợi được quay trở lại thị trường lao động quốc tế để làm việc và để hỗ trợ gia đình của họ. Vì vậy, họ thường gặp căng thẳng tâm lý vì cảm thấy tương lai bấp bênh, khó tìm việc làm có thu nhập để chi trả cho cuộc sống hằng ngày, hạn chế trong việc tiếp cận kỹ năng sống, trong đó có giáo dục giới tính và tình dục toàn diện. 

 

Dự án “Giảm nhẹ tác động của Covid-19 đến nhóm đối tượng dễ bị tổn thương – Đảm bảo tiến độ quốc gia đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững Tại Việt Nam” đã được thông qua với sự tài trợ của Chính phủ Nhật Bản. Dự án bao gồm một hợp phần về hỗ trợ thanh niên xuất khẩu lao động, những người phải trở về Việt Nam do tác động của đại dịch COVID-19. Với mục tiêu hỗ trợ trang bị cho thanh niên các kĩ năng sống bao gồm giáo dục giới tính và tình dục toàn diện; cung cấp hỗ trợ tư vấn để thanh niên tái hòa nhập thị trường lao động trong nước; hỗ trợ nghề nghiệp cho thanh niên và lập kế hoạch dài hạn.

 

Trong hợp phần này, một số sáng kiến thanh niên về chuyển đổi việc làm, tạo thu nhập và giáo dục kỹ năng sống do chính thanh niên xuất khẩu lao động xây dựng, triển khai và quản lý sẽ được tài trợ. Đây cũng là lý do cho sự kiện của chúng ta ngày hôm nay. Vì vậy, tôi muốn nhân dịp này bày tỏ lòng biết ơn đến Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ Dự án này và đã tin tưởng trao cho UNFPA thực hiện dự án này.

 

Tôi xin cảm ơn Đoàn TNCS HCM đã phối hợp tổ chức các hoạt động hỗ trợ thanh niên xuất khẩu lao động. Là Đại diện cho UNFPA tại Việt Nam, tôi xin cam kết UNFPA sẽ phối hợp chặt chẽ với Đoàn TNCS HCM để không có thanh niên Việt Nam bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển bền vững của đất nước.

 

Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đã lắng nghe!