Bạn đang ở đây

Kính thưa bà Nguyễn Thị Hà, thứ trưởng Bộ LĐTB&XH

Giám đốc văn phòng KOICA tại Việt Nam, Ông Cho Han-Deog;

Đại diện các cơ quan Chính phủ, và các cán bộ từ các ban ngành liên quan tại tỉnh Quảng Ninh và Ngôi nhà Ánh Dương,

Các đối tác phát triển;

Đại diện các cơ quan thông tấn báo chí; 

Xin kính chào toàn thể quý vị đai biểu;

 

Bạo lực trên cơ sở giới là biểu hiện của tình trạng bất bình đẳng giới vốn đã ăn sâu vào gốc rễ của xã hội Việt Nam. Theo báo cáo điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ năm 2019, gần 2 trong 3 phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi từ 15 đến 64 đã trải qua ít nhất một trong các hình thức bạo lực thể chất, bạo lực tình dục, bạo lực tâm lý và hoặc bạo lực kinh tế trong cuộc đời. Bạo lực đối với phụ nữ vẫn là vấn đề bị dấu kín trong xã hội Việt Nam hiện nay, hơn 90% phụ nữ từng bị bạo lực không tìm kiếm sự trợ giúp từ các cơ quan chính quyền, và nửa trong số họ không kể với bất kỳ ai về tình trạng của họ. Bạo lực đối với phụ nữ gây thiệt hại kinh tế đáng kể cho Việt Nam, tương đương với 1.81% GPD.

 

 Trong bối cảnh này, dự án “Xây dựng mô hình phòng ngừa, ứng phó với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại Việt Nam 2017-2021” đã được triển khai, góp phần vào nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm ngăn ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

 

Tôi muốn nhân cơ hội này, xin trân trọng cảm ơn Chính phủ Hàn Quốc, thông qua Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc đã đồng tài trợ cho dự án cùng UNFPA, và đã luôn sát cánh cùng chúng tôi, kiên nhẫn và tin tưởng vào năng lực của UNFPA trong giải quyết bạo lực đối với phụ nữ. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Bộ LĐTB&XH cùng các cơ quan hữu quan tại Quảng Ninh đã hợp tác chặt chẽ, hiệu quả cùng UNFPA thực hiện thành công dự án.

 

Chúng ta đã cùng nhau đi một chặng đường dài. 3 chiến dịch truyền thông toàn quốc hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, và các hoạt động truyền thông sáng tạo đã được triển khai không chỉ dừng lại ở nâng cao nhận thức mà còn hướng tới thay đổi hành vi, đặc biệt là của nam giới và các bé trai cũng như nhóm thanh thiếu niên. Các khu công nghiệp tại Quảng Ninh cũng là trọng điểm của các hoạt động truyền thông nhằm kiến tạo văn hóa không chấp nhận quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Đến nay, hơn 10 triệu lượt người đã được tiếp cận với các thông tin từ chiến dịch truyền thông rộng lớn do dự án thực hiện.

 

Song song với hoạt đông truyền thông, Ngôi nhà Ánh Dương – trung tâm cung cấp dịch vụ thiết yếu tích hợp đầu tiên tại Việt Nam đã được thiết lập và đi vào vận hành, cung cấp các dịch vụ y tế, tư vấn, đảm bảo an toàn, phúc lợi xã hội và dịch vụ tư pháp cho người bị bạo lực giới. Mô hình này được xây dựng dựa trên mô hình của Hàn Quốc đã triển khai và thực hiện thành công hỗ trợ các dịch vụ dành cho phụ nữ dễ bị tổn thương trong xã hội. Đến nay, Ngôi nhà Ánh Dương đã hỗ trợ cho gần 300 trường hợp bị bạo lực giới, và thông qua đường dây nóng vận hành 24/7 miễn phí, tiếp nhận trung bình 1,000 cuộc gọi hàng tháng. Mô hình Ngôi nhà Ánh Dương hiện đang được nhân rộng tại thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thanh Hóa trong khuôn khổ kế hoạch nhân rộng mô hình đã được xây dựng. Đây là điều đáng tự hào vì sự hình thành của mô hình này sẽ được những người phụ nữ cần sự trợ giúp đánh giá cao.

 

Bên cạnh đó, dự án đã đào tạo được hơn 500 cán bộ cung cấp dịch vụ thực hiện cung cấp dịch vụ cho người bị bạo lực giới. Quy trình quản lý trường hợp bạo lực giới được cải thiện cùng với thiết lập cơ chế điều phối hiệu quả trong cung cấp dịch vụ liên ngành tại Quảng Ninh và các tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ của từng ngành được xây dựng. Đây không phải là điều dễ dàng và cũng là lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam.

 

Dự án cũng đã được thực hiện theo cách thức linh hoạt, cụ thể trong bối cảnh Việt nam bị ảnh hưởng bởi Covid-19 năm 2020, nhận thấy tình trạng bạo lực gia đình gia tăng trong bối cảnh đại dịch, chúng tôi đã nhanh chóng đồng thuận và thực hiện các biện pháp ứng phó, hỗ trợ hiệu quả. Gần 4,000 bộ đồ dùng thiết yếu đã được phân phát cho phụ nữ có nguy cơ bị bạo lực tại Bắc Giang và thành phố Hồ Chí Minh, lần đầu tiên tại Việt Nam. Chúng ta đã nhận được nhiều sự tán thành, đánh giá cao từ những người được hưởng lợi, cho thấy rõ những khó khăn thực sự mà những người phụ nữ đã gặp phải trong năm vừa qua.

 

Vâng, tôi có thể nói lời kết rằng tôi rất vui mừng. Tôi vui mừng vì những kết quả cụ thể mà dự án đã đạt được dù đây là những việc lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam. Tôi vui mừng vì chúng ta đều cùng nỗ lực hết sức làm việc cùng nhau. Tôi vui mừng vì hôm nay, chúng ta đã kết thúc chặng đường dài, vui mừng vì chúng ta đã hỗ trợ được những người phụ nữ đặc biệt là phụ nữ bị bạo lực giới một cách hiệu quả, với sự tôn trọng và bảo vệ phẩm giá của họ, đúng vào ngày phụ nữ Việt Nam.

 

Chúc mừng ngày phụ nữ Việt Nam!

 

 

Cảm ơn quý vị đã lắng nghe.