Go Back Go Back
Go Back Go Back

Hội nghị “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục vị thành niên, thanh niên"

Hội nghị “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục vị thành niên, thanh niên"

Tin tức

Hội nghị “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục vị thành niên, thanh niên"

calendar_today 24 April 2016

 
Hà Nội, ngày 27/8/2014 - tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội ) và Qũy Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam đã tổ chức Hội nghị “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục vị thành niên và thanh niên”. Hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục vị thành niên, thanh niên (VTN/TN); từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về lĩnh vực này.
 

Trong bài phát biểu của mình, Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội Đào Trọng Thi nhấn mạnh: “Việt Nam đang ở trong giai đoạn dân số “vàng” trong đó vị thành niên, thanh niên chiếm gần 40% dân số, là nguồn nhân lực quan trọng của đất nước. Sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục VTN/TN đã và đang trở thành một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay. Chăm sóc SKSS/SKTD cho VTN/TN góp phần tạo môi trường toàn diện cho sự phát triể n cả về mặt thể chất và tinh thần của thế hệ trẻ.”
 
Dự thảo Báo cáo kết quả khảo sát của Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội cho thấy, thời gian qua Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật về SKSS/SKTD VTN/TN. Công tác triển khai chính sách, pháp luật về chăm sóc SKSS/SKTD VTN/TN đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, một số chính sách về lĩnh vực này còn bất cập, chưa được hướng dẫn triển khai kịp thời. Việc cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD VTN/TN chưa đa dạng, thiếu tính thân thiện, chưa thuận tiện để VTN/TN tiếp cận. Nhu cầu chưa được đáp ứng về tránh thai trong thanh niên rất cao. Chất lượng các dịch vụ chăm sóc SKSS/SKTD do các cơ sở y tế tư nhân cung cấp chưa được quản lý chặt chẽ, kiểm tra, giám sát, đánh giá thường xuyên. Việc giáo dục kỹ năng sống, giảng dạy về chăm sóc SKSS/SKTD trong nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. Công tác xã hội hóa và đầu tư cho lĩnh vực này còn hạn chế...Bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân khách quan về phía gia đình, xã hội làm cản trở công tác này. Thực trạng đó đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước tổng kết, nghiên cứu, đánh giá và sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách cho phù hợp với thực tiễ
 
 
 
 
Phát biểu tại hội thảo, bà Ritsu Nacken, Phó trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng: “Đây là một thời điểm quan trọng đối với Việt Nam và chúng ta cần đảm bảo cho VTN/TN nhận được sự hỗ trợ cần thiết để họ trở thành người chủ đất nước. Vì vậy, tôi hoan nghênh cơ hội này để thảo luận và đưa ra các khuyến nghị cho việc thực hiện hiệu quả các chính sách và luật pháp về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục cho VTN/TN. Sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục đóng vai trò quan trọng cho cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, thúc đẩy sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và quyền cho VTN/TN cần phải được đặt vào vị trí trung tâm của các chính sách và chiến lược phát triển ở Việt Nam”.
 
Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội và Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam kêu gọi các nhà lãnh đạo, các nhà làm luật và chính sách lắng nghe nhu cầu cụ thể của VTN/TN, tạo môi trường thuận lợi cho chăm sóc SKSS/SKTD, góp phần chăm lo, bồi dưỡng và phát huy thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng đất nước hiện tại và trong tương lai.