Go Back Go Back
Go Back Go Back
Go Back Go Back

Hãy gửi thông điệp của chúng tôi tới hàng triệu người dân Việt Nam, để nói KHÔNG với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh

Hãy gửi thông điệp của chúng tôi tới hàng triệu người dân Việt Nam, để nói KHÔNG với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh

Statement

Hãy gửi thông điệp của chúng tôi tới hàng triệu người dân Việt Nam, để nói KHÔNG với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh

calendar_today 03 December 2023

Ông Matt Jackson, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam
Ông Matt Jackson, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam

Xin chào các bạn!

 

Chào mừng các bạn đã đến đây rất sớm trong một ngày Chủ nhật và  tham gia Giải chạy “Vì một Việt Nam không có Bạo lực với Phụ nữ và Trẻ em gái” lần thứ hai.

 

Năm ngoái, giải chạy thu hút sự tham gia của hơn 400 vận động viên, sự kiện của chúng tôi hiện có gần 1700 người đăng ký trong năm nay, ở các độ tuổi và khả năng khác nhau, và từ các vùng miền khác nhau khắp Việt Nam.

 

Nào hãy cổ vũ cho chính mình vì đã có mặt ở đây!

 

Tôi rất vui mừng được chào đón Điều phối viên thường trú LHQ, Đại sứ New Zealand và Thụy Điển, Phó Đại sứ Australia Mark Tattersall, các nhà ngoại giao và các đồng nghiệp LHQ, và tất nhiên là tất cả các bạn: những nhà vô địch của Việt Nam trong công cuộc chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới.

 

Giải chạy ngày hôm nay cho thấy sự cam kết mạnh mẽ của chúng ta trong việc chấm dứt bạo lực gia đình và bạo lực trên cơ sở giới, trong cả thế giới thực và trên không gian mạng.

 

Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái xảy ra ở khắp mọi nơi: trong nhà, trường học, nơi làm việc, công viên, phương tiện giao thông công cộng, nhà thi đấu thể thao và cả môi trường trực tuyến. Bạo lực trên cơ sở  giới vẫn là một vấn đề vi phạm quyền con người dai dẳng, có tính tàn phá nhưng lại vẫn còn bị xem nhẹ trên thế giới.

 

Năm ngoái, cứ 5 phụ nữ thì có 1 người bị bạo lực thể xác hoặc tình dục bởi bạn tình.

 

Trên toàn cầu, 85% phụ nữ đã chứng kiến bạo lực trên không gian mạng và 38% phụ nữ đã trải qua bạo lực trên không gian mạng.

 

Ở Việt Nam, một nửa số phụ nữ bị bạo lực giữ im lặng và hơn 90% người bị bạo lực trên cơ sở giới không tìm kiếm bất kỳ sự giúp đỡ nào.

 

Hôm nay cũng là Ngày Quốc tế Người khuyết tật. Chúng tôi biết rằng người khuyết tật, thanh thiếu niên, thành viên cộng đồng LGBTQI+ và người dân tộc thiểu số là những đối tượng có nhiều nguy cơ bị xâm hại hoặc quấy rối hoặc bị lạm dụng hình ảnh trực tuyến.

 

Nhưng chúng ta đang cùng nhau thay đổi điều này. Hôm nay, chúng ta hãy cùng nói: KHÔNG! KHÔNG CHẤP NHẬN bất cứ lý do nào cho bạo lực!

 

Mọi người đều có quyền tự chủ về cơ thể và quyền được tiếp cận bình đẳng với sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục.

 

Vì vậy, ngày hôm nay bạn sẽ chạy, hay đi bộ, dùng xe lăn hoặc bất cứ hình thức nào vận động theo cách của bạn, tất cả chúng ta đang hành động vì sự bình đẳng. Vì mục tiêu chung của chúng ta là tất cả phụ nữ, trẻ em gái và thanh niên đều có thể có một cuộc sống không có bạo lực.

 

Tôi hy vọng các bạn sẽ tận hưởng buổi sáng hôm nay và hãy gửi thông điệp của chúng tôi tới hàng triệu người dân Việt Nam, để nói KHÔNG với bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái!