LIÊN HỢP QUỐC, ngày 20 tháng 5, 2015 (IPS) – Với sự kiện thành lập Liên Hợp Quốc (LHQ) cách đây bảy mươi năm, tất cả các quốc gia đã một lần nữa khẳng định sự tin tưởng của mình vào các quyền cơ bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị vốn có của con người, vào các quyền bình đẳng giữa nam và nữ và quyền bình đẳng giữa các quốc gia không phân biệt lớn nhỏ.
Cam kết thực hiện các quyền cơ bản của con người được thể hiện trong Hiến chương của LHQ và sau này được ghi lại trong Tuyên ngôn quốc tế về Quyền con người hiện vẫn đang là một nội dung được thể hiện trong rất nhiều các Hiệp ước và Thỏa thuận khác trong đó có Chương trình Hành động của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển năm 1994.
Có rất nhiều bằng chứng hiển nhiên cho thấy nếu các vấn đề liên quan tới chăm sóc Sức khỏe Sinh sản và Sức khỏe Tình dục được lồng ghép với các sáng kiến về phát triển kinh tế và xã hội ở phạm vi rộng hơn, việc lồng ghép này sẽ mang lại những tác động cấp số nhân cho phát triển bền vững và cho sự thịnh vượng của toàn dân tộc.
Chương trình Hành động với sự phê chuẩn của 179 quốc gia đã đưa ra một tầm nhìn mới về mối quan hệ giữa Dân số, Phát triển và Hạnh phúc của mỗi cá nhân.
Quan trọng hơn là chương trình hành động đã công nhận rằng vấn đề Sức khỏe sinh sản và Sức khỏe tình dục và các quyền trong Sức khỏe Sinh sản và Sức khỏe Tình dục, vấn đề bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ chính là nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Chương trình Hành động cũng được xây dựng dựa trên các nguyên tắc về nhân quyền và tôn trọng chủ quyền quốc gia, tôn trọng đa văn hóa và tín ngưỡng. Chương trình Hành động cũng được xây dựng dựa trên quyền tự do của mỗi cá nhân và của các cặp vợ chồng trong việc lựa chọn số con mong muốn, trong việc tiếp nhận các thông tin và phương tiện để thực hiện quyết định của mình.
Kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động 46 năm trước và cùng với những định hướng đưa ra trong chương trình hành động năm 1994, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc luôn luôn thúc đẩy các quyền liên quan tới nhân phẩm của con người, các quyền cá nhân – bao gồm cả các quyền về sinh sản.
Quyền sinh sản bao gồm quyền tự do và các quyền liên quan bao gồm các quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.
Quyền quyết định số con và khoảng cách giữa các lần sinh con là một phần nội dung không thể tách rời trong các quyền về sinh sản và trong các quyền cơ bản của con người bao gồm quyền được chăm sóc sức khỏe đặc biệt là chăm sóc Sức khỏe Sinh sản và Sức khỏe Tình dục, quyền tiêng tư cá nhân, quyền bình đẳng và không phân biệt đối xử, quyền tự do và quyền an toàn cá nhân.
Các quyền về sinh sản không chỉ là sự công nhận quyền của các cặp vợ chồng và các cá nhân trong kế hoạch hóa gia đình mà còn là quyền để họ có thể được hưởng các tiêu chuẩn với chất lượng cao nhất trong chăm sóc Sức khỏe Sinh sản và Sức khỏe Tình dục.
Kế hoạch Hành động sẽ không có được những tác động tốt nếu thiếu đi sự nỗ lực đấu tranh của hàng trăm triệu phụ nữ, những người trong vòng 21 năm qua đã có được sức mạnh và phương tiện thực hiện việc tránh mang thai hoặc có thể trì hoãn thời điểm mang thai.
Các phương pháp tiếp cận dựa trên quyền trong chăm sóc Sức khỏe Sinh sản và Sức khỏe Tình dục, bao gồm cả kế hoạch gia đình tự nguyện đã mang lại những kết quả rất tốt đẹp. Hàng triệu phụ nữ đã được trao quyền để có thể lựa chọn có ít con hơn, có cơ hội sinh con muộn hơn, tạo ra cơ hội giúp họ có điều kiện hoàn tất việc học hành, tìm ra phương cách kiếm sống tốt hơn và giúp họ thoát khỏi đói nghèo.
Có rất nhiều bằng chứng không thể chối cãi thể hiện rằng nếu các vấn đề liên quan tới chăm sóc Sức khỏe Sinh sản và Sức khỏe tình dục được lồng ghép với các sáng kiến về phát triển kinh tế và xã hội ở phạm vi rộng hơn, việc lồng ghép này sẽ mang lại những tác động/hiệu ứng số nhân tích cực cho phát triển bền vững và cho sự thịnh vượng của toàn dân tộc.
Kết quả của một nghiên cứu được thực hiện gần đây cho thấy đầu tư vào nguồn nhân lực – cụ thể là nhóm dân số thanh niên và vị thành niên thông qua việc đảm bảo các quyền của họ trong chăm sóc sức khỏe bao gồm cả chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục sẽ giúp các quốc gia có tỷ lệ dân số trẻ cao hưởng những lợi ích của giai đoạn cơ cấu dân số vàng.
Cơ cấu dân số vàng có thể là cơ hội giúp hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của toàn quốc gia. Nếu khu vực Châu Phi cận Sahara tận dụng được những lợi ích của giai đoạn cơ cấu dân số vàng ở quy mô mà khu vực Đông Á tận dụng vào những năm 1980 và 1990 thì khu vực này có thể đã có những sự phát triển kinh tế kỳ diệu.
Các nguyên tắc bình đẳng, quyền bất khả xâm phạm, và nhân phẩm được thể hiện rõ ràng trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và trong Chương trình hành động là những nguyên tắc và quyền mang tính xác đáng trong giai đoạn hiện tại khi cộng đồng quốc tế đang chuẩn bị khởi động một sáng kiến về phát triển bền vững toàn cầu cho 15 năm tới. Sáng kiến này được xây dựng dựa trên và nhằm thúc đẩy các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ sắp được hoàn thành vào thời điểm cuối năm 2015.
Chương trình nghị sự về Phát triển bền vững toàn cầu giai đoạn sau năm 2015 được xây dựng dựa trên nguyên tắc bình đẳng, đảm bảo các quyền và nhân phẩm cho con người.
Để có thể phát huy những nguyên tắc này và nhằm đạt được từng mục tiêu trong số 17 mục tiêu về phát triển bền vững mới được đề xuất đòi hỏi phải thúc đẩy việc đảm bảo các quyền sinh sản và các quyền về chăm sóc sức khỏe, bao gồm cả các quyền về chăm sóc Sức khỏe Sinh sản và Sức khỏe Tình dục.
Cần đạt được các mục tiêu đề xuất nhằm đảm bảo cho người dân một cuộc sống mạnh khỏe và mang lại hạnh phúc cho người dân ở mọi lứa tuổi, ví dụ, các cá nhân đã có quyền và phương tiện để tránh mang thai ngoài ý muốn hay các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục bao gồm cả HIV hay chưa.
Quyền con người đã là kim chỉ nam cho Liên Hiệp Quốc trên con đường duy trì sự bền vững kể từ khi tổ chức được thành lập vào năm 1945. Các quyền, bao gồm cả quyền sinh sản luôn được coi là kim chỉ nam cho UNFPA trên con đường hoạt động của mình trong nhiều thập kỷ qua.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Liên Hợp Quốc và trong thời gian chờ đợi chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015, chúng ta phải ưu tiên cho việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và phẩm giá cho tất cả mọi người, cho các thế hệ hiện tại và tương lai, để có thể mang lại một tương lai mà chúng ta thật sự mong muốn.