Go Back Go Back
Go Back Go Back

Phát biểu của Giám đốc Điều hành Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc Tiến sĩ Natalia Kanem nhân Ngày Sức khỏe Thế giới năm 2023

Phát biểu của Giám đốc Điều hành Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc Tiến sĩ Natalia Kanem nhân Ngày Sức khỏe Thế giới năm 2023

Tuyên bố

Phát biểu của Giám đốc Điều hành Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc Tiến sĩ Natalia Kanem nhân Ngày Sức khỏe Thế giới năm 2023

calendar_today 07 April 2023

Giám đốc Điều hành Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc Tiến sĩ Natalia Kanem
Giám đốc Điều hành Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc Tiến sĩ Natalia Kanem

Cứ 2 phút lại có một phụ nữ tử vong khi sinh con. Nếu đồng hồ tiếp tục quay thì trong năm tới 287.000 phụ nữ sẽ chết khi sinh con. 

Hầu hết các ca tử vong này đều có thể ngăn chặn được. Ngăn chặn các ca tử vong mẹ khi sinh con không phải là bất khả khángi. Tình trạng này xảy ra do các hệ thống chăm sóc sức khỏe thường xuyên không đáp ứng nhu cầu chăm sóc của phụ nữ và trẻ em gái

Trong rất nhiều trường hợp, các bà mẹ đã tử vong khi sinh con vì các dịch vụ y tế hoặc không có, hoặc không tiếp cận được, không chi trả được hoặc chất lượng dịch vụ không đảm bảo.

Phụ nữ mong muốn sử dụng các biện pháp tránh thai cũng gặp những rào cản tương tự. Khoảng 257 triệu phụ nữ muốn tránh thai đã không sử dụng các biện pháp hiện đại và an toàn.

Ngày Sức khỏe Thế giới năm nay là thời điểm để cùng nhau kêu gọi hành động toàn cầu vì “sức khỏe cho tất cả mọi người”.

Trong nhiều thập kỷ qua, các hệ thống chăm sóc sức khỏe trên thế giới đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc tăng cường khả năng tiếp cận và chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục. UNFPA đã hỗ trợ cho những nỗ lực đó. Chỉ riêng trong năm 2021, UNFPA đã mua sắm và cung cấp các biện pháp tránh thai và đã giúp ngăn ngừa 39.000 ca tử vong mẹ - góp phần giảm sâu và liên tục số phụ nữ tử vong khi sinh con trên toàn cầu.

Điều đáng báo động là hiện nay, giảm tử vong mẹ trên toàn cầucó xu hướng dậm chân tại chỗ. Ở nhiều nơi, tỷ lệ tử vong mẹ thậm chí đang tăng lên.

Một nguyên nhân có thể là do quyết định không ưu tiên và cắt giảm ngân sách cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục cơ bản vàcó thể cứu sống các bà mẹ, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

Tình trạng phân biệt đối xử giới thường dẫn đến những quyết định cho rằng sức khỏe và phúc lợi của phụ nữ và trẻ em gái không quan trọng bằng những mục tiêu khác.

Là một phần của Chương trình Nghị sự Phát triển Bền vững đến năm 2030, các nước trên thế giới đã cam kết phổ cập chăm sóc sức khỏe toàn dân và tiếp cận chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục toàn dân.

Mặc dù vậy, ở hầu hết các quốc gia, gói chăm sóc sức khỏe toàn dân không bao gồm các can thiệp sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục thiết yếu, bao gồm các chương trình phòng ngừa và điều trị về ung thư sinh sản và vvà  bạo lực trên cơ sở giới.

Trên toàn cầu, UNFPA hiện đang hỗ trợ các hệ thống chăm sóc sức khỏe để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục có chất lượng cho mọi người dân và đáp ứng nhu cầu của các nhóm dân số khác nhau trong đó có người khuyết tật.

Đầu tư vào sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục là đầu tư quan trọng cho phát triển bền vững và để xây dựng lên một thế giới mà ở đó mỗi mỗi phụ nữ, mỗi trẻ em gái và mỗi thanh thiếu niên đều có thể sống và phát huy tiềm năng của mình.

Đầu tư cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục không chỉ cứu người và cải thiện cuộc sống mà còn tạo ra lợi nhuận kinh tế: theo tính toán của UNFPA từ nay đến năm 2030, cứ đầu tư $1 vào chấm dứt tử vong mẹ có thể ngăn ngừa và chấm dứt nhu cầu chưa được đáp ứng về kế hoạch hóa gia đình thì sẽ thuđược tới $8,40 lợi ích kinh tế vào năm 2050.

Nhân Ngày Sức khỏe Thế giới, chúng ta hay cùng nhau thúc đẩy việc thực hiện các quyền của người dân được tiếp cândịch vụ chăm sóc sức khỏe đạt tiêu chuẩn nhất có thể. Hãy chung tay nhằm mở rộng tiếp cận chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục. Tăng cường quyền và lựa chọn của người dân chính là con đường để đạt được một tương lai bền vững, thịnh vượng và bình đẳng.