Trưởng Đại diện của UNFPA tại Việt Nam bà Naomi Kitahara đã nhấn mạnh điều này trong buổi gặp xã giao với ông Nguyễn Đắc Vinh, tân Chủ Nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Việt Nam tại Hà Nội ngày 11 tháng 6 năm 2021.
Bà Naomi Kitahara chúc mừng ông Nguyên Đắc Vinh được bầu làm Chủ Nhiệm của Ủy Ban và khẳng định Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đánh giá cao nỗ lực của Chinh phủ Việt Nam trong việc tạo cơ hội cho thanh thiếu niên Việt Nam phát triển, tham gia và và đóng góp cho phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Luật Thanh niên sửa đổi được thông qua năm ngoái, thúc đẩy quyền và trách nhiệm của thanh niên cũng như nghĩa vụ nhà nước thực hiện những quyền đó. Luật Thanh niên sửa đổi cho thấy thiện chí và cam kết chính trị cao trong các vấn đề phát triển thanh niên tại Việt Nam.
Bà Naomi Kitahara nhất mạnh Luật Thanh niên được thông qua đúng thời điểm để giải quyết những khoảng trống trong nhu cầu của thanh niên. UNFPA đã và đang hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho Việt Nam để xây dựng cơ chế luật pháp và chính sách phù hợp với các nguyên tắc của Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển. Trong đó có cả quyền của mỗi cá nhân và mỗi cặp vợ chồng tự quyết định và chịu trách nhiệm về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh đẻ. UNFPA sẵn sàng hợp tác với ông Chủ nhiệm UB và UB về những vấn đề này trong chương trình nghị sự của Quốc hội Việt Nam liên quan đến vấn đề dân số.
Bà Naomi Kitahara chia sẻ với ông Chủ Nhiệm rằng trong những năm tiếp theo UNFPA mong muốn tiếp tục hỗ trợ Việt Nam các lĩnh vực liên quan đến phát triển thanh niên, sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục và quyền, người cao tuổi, vấn đề về giới và bạo lực dựa trên cơ sở giới.
Liên quan đến các vấn đề cho thanh niên, bà Naomi nhấn mạnh: “Hỗ trợ của UNFPA sẽ tập trung vào việc cung cấp thông tin và dịch vụ về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục và các quyền cho thanh niên, bao gồm cả việc triển khai trên toàn quốc chương trình giáo dục giới tính toàn diện và giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên ở trong và ngoài trường học kể cả thanh niên khuyết tật; cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục cho thanh niên như là một phần cơ bản của chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ ở tuổi sinh đẻ, đặc biệt nhóm thannh niên dễ bị tổn thương như thanh niên các dân tộc thiểu số, lao động di cư và thanh niên khuyết tật.”
“Những ưu tiên khác của UNFPA tại Việt Nam bao gồm nâng cao nhận thức của thanh niên trong việc tham gia có hiệu quả đối thoại cấp quốc gia và cấp địa phương; nâng cao quan hệ đối tác với các tổ chức của thanh niên, đặc biệt là nhóm thanh niên có nguy cơ cao, trong việc thực thi Luật Thanh niên cũng như kế hoạch thực hiện cấp quốc gia và cấp tỉnh và những hành động nhân đạo; thúc đẩy và vận động cho thanh niên tham gia vào quá trình đưa ra quyết định; và giám sát phát triển thanh niên thông qua các hệ thống dữ liệu và sử dụng các chỉ số phát triển thanh niên quốc gia”, bà Naomi Kitahara cho biết.
Về phấn mình, Chủ Nhiệm Nguyễn Đắc Vinh cám ơn những dự án của UNFPA hỗ trợ thanh niên Việt Nam và UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi Đồng của Quốc hội trong những năm qua. Về trọng tâm của UNFPA liên quan đến các vấn đề thanh niên, Chủ Nhiệm Vinh nhấn mạnh: “Chúng ta có chung mối quan tâm về phát triển thanh niên của Việt Nam và vì vậy, tôi mong rằng chúng ta sẽ còn gặp nhau và cùng thảo luận các lĩnh vực hợp tác trong tương lai. Chúng tôi cám kết sẽ cùng hợp tác với UNFPA một cách hiệu quả hơn và cụ thể hơn.”