Go Back Go Back
Go Back Go Back

Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam Matt Jackson: "UNFPA tại Việt Nam cam kết hỗ trợ người cao tuổi trước những thách thức lớn như biến đổi khí hậu."

Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam Matt Jackson: "UNFPA tại Việt Nam cam kết hỗ trợ người cao tuổi trước những thách thức lớn như biến đổi khí hậu."

Tuyên bố

Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam Matt Jackson: "UNFPA tại Việt Nam cam kết hỗ trợ người cao tuổi trước những thách thức lớn như biến đổi khí hậu."

calendar_today 04 October 2024

Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Matt Jackson phát biểu tại tọa đàm
Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Matt Jackson phát biểu tại tọa đàm

Bài phát biểu khai mạc của ông Matt Jackson, Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tại tọa đàm "Thúc đẩy cách tiếp cận liên thế hệ trong thích ứng với biến đổi khí hậu và già hóa dân số nhanh ở Việt Nam”

Kính thưa ông Phan Văn Hùng, Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam,

Bà Trần Bích Thủy, Giám đốc Quốc gia, Help Age International tại Việt Nam,

Đại diện các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức,

Cùng các đồng nghiệp.

Xin chào quý vị

Hôm nay, chúng ta ở đây để tôn vinh sự kiên cường bền bỉ và sức mạnh của người cao tuổi Việt Nam, cũng như sự cam kết của Chính phủ Việt Nam trong hỗ trợ người cao tuổi, đặc biệt là trước những thách thức lớn như biến đổi khí hậu.

Chúng ta biết rằng trên toàn cầu, những tác động của biến đổi khí hậu như thời tiết cực đoan, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng v.v. đang ngày càng trở nên rõ ràng. Việc thích ứng với các tác động có thể xảy ra, cũng như tăng cường khả năng phục hồi của cộng đồng, bao gồm cả việc thông qua các Kế hoạch Hành động, là rất quan trọng để đảm bảo người dân địa phương cũng như các dịch vụ mà họ phụ thuộc, bị ảnh hưởng tối thiểu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người dễ tổn thương nhất hoặc những người phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ này. Hậu quả tàn khốc của cơn bão Yagi tháng trước là một ví dụ đáng tiếc về những thiệt hại về người, tài sản và sinh kế có thể gây ra. UNFPA, và thực tế là toàn bộ các cơ quan Liên hợp quốc, đang sát cánh cùng những người bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi và đang hỗ trợ Chính phủ trong các nỗ lực ứng phó.

Mới đây, Chính phủ Việt Nam đã phát động Tháng Hành động vì Người cao tuổi Việt Nam diễn ra trong tháng 10, nhằm ghi nhận và tôn vinh những đóng góp vô giá của người cao tuổi, đồng thời cam kết thực hiện các hành động bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò, vị thế của người cao tuổi trong xã hội. Đây là tín hiệu rõ ràng về việc Việt Nam luôn ưu tiên hòa nhập và bảo vệ mọi người dân, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương nhất.

Với suy nghĩ như vậy, điều quan trọng là chúng ta phải tư duy về mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và những thay đổi về nhân khẩu học. Đặc biệt, người cao tuổi thường phải chịu những tác động nặng nề hơn cũng như dễ bị thương trước những vấn đề như hoà nhập xã hội, bỏ mặc cô đơn, hay những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.

Chúng ta cùng thống nhất: già hóa dân số là dấu hiệu của sự phát triển, là minh chứng cho sự tiến bộ về kinh tế - xã hội, chăm sóc y tế, cũng như cải thiện mức sống. Việt Nam bắt đầu quá trình già hóa dân số từ năm 2011, với hơn 10% dân số từ 60 tuổi trở lên. Hiện nay con số này đạt 16% và được dự báo đến năm 2036, con số này ​​sẽ tăng lên hơn 20%, đánh dấu sự chuyển đổi Việt Nam từ một “xã hội già hóa” sang một “xã hội già”. Điều này mang đến những cơ hội tuyệt vời cho Việt Nam trong việc xây dựng các chính sách vừa chăm sóc người cao tuổi vừa tôn vinh những đóng góp của họ.

Việt Nam là một trong 10 quốc gia được dự báo chịu ảnh hưởng nặng nề nhất về biến đổi khí hậu trong hai thập kỷ tới. Nhiệt độ toàn cầu tăng sẽ làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các hiện tượng thời tiết cực đoan, bao gồm
bão, lũ lụt, gây ảnh hưởng lớn đến nhóm người cao tuổi. Do tình trạng sức khỏe yếu vốn có từ trước và khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng phù hợp với người cao tuổi còn nhiều bất cập, người cao tuổi thường là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong thời kỳ khủng hoảng. Tuy nhiên, những thách thức này không chỉ riêng ở Việt Nam. Mỗi quốc gia phải tìm ra cách ứng phó riêng của mình—đảm bảo rằng mọi người dân, đặc biệt là những nhóm dễ bị tổn thương nhất, được bảo đảm nhân phẩm và tôn trọng.

Đây là nơi các chính sách, luật pháp và hướng dẫn phát huy tác dụng. Việt Nam đã thể hiện vai trò lãnh đạo to lớn trong lĩnh vực này. UNFPA chúng tôi tự hào được hợp tác với Chính phủ Việt Nam trong việc giải quyết những thách thức đan xen này. Cùng nhau, chúng ta:

  • Cải thiện hệ thống chính sách áp dụng cách tiếp cận tích hợp, chuyển đổi về giới và theo vòng đời để giải quyết tình trạng bất bình đẳng và tăng cường khả năng ứng phó bền bỉ.
  • Tăng cường hệ thống an sinh xã hội, thúc đẩy bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho các nhóm dễ bị tổn thương.
  • Thí điểm và nhân rộng mô hình chăm sóc toàn diện cho người cao tuổi thông qua các câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau nhằm nuôi dưỡng niềm tin, sự kết nối và sự tương hỗ giữa các thế hệ.

Những sáng kiến ​​này không chỉ cung cấp sự hỗ trợ mà còn trao quyền cho người cao tuổi và những người chăm sóc để có được cuộc sống xứng đáng và viên mãn. Mô hình chăm sóc toàn diện là một ví dụ điển hình về giải pháp địa phương có thể thúc đẩy tiến bộ quốc gia, tăng cường vốn xã hội và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của từng người dân địa phương.

Sự kiện hôm nay là một lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng tất cả chúng ta đều có vai trò trong việc xây dựng một xã hội phát triển bao trùm, kiên cường và bền vững hơn. Những nỗ lực hợp tác nhằm xây dựng, lồng ghép khả năng phục hồi, chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục vào các hành động vì khí hậu có thể đảm bảo một tương lai nơi mọi người dân, già và trẻ, có thể sống với nhân phẩm, hạnh phúc và bình an.

Tôi xin cảm ơn Tổ chức HelpAge International tại Việt Nam vì sự hợp tác tuyệt vời trong việc thí điểm và nhân rộng mô hình chăm sóc toàn diện người cao tuổi tại Thanh Hóa và đồng tổ chức cuộc đối thoại quan trọng hôm nay.

Tôi mong đợi cuộc thảo luận hiệu quả sẽ tăng cường hệ thống an sinh xã hội toàn diện và gắn kết chặt chẽ, áp dụng phương pháp tiếp cận chuyển đổi về giới và theo vòng đời đối với vấn đề già hóa dân số, đáp ứng nhu cầu cá nhân của các nhóm dễ bị tổn thương nhất, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.

Xin cảm ơn!

 

Media Contact