Go Back Go Back
Go Back Go Back
Go Back Go Back

Các ước tính NTA giúp Việt Nam áp dụng hướng tiếp cận theo vòng đời đối với quá trình già hóa dân số, tuần thủ các nguyên tắc được đề ra tại Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh

Các ước tính NTA giúp Việt Nam áp dụng hướng tiếp cận theo vòng đời đối với quá trình già hóa dân số, tuần thủ các nguyên tắc được đề ra tại Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh

Statement

Các ước tính NTA giúp Việt Nam áp dụng hướng tiếp cận theo vòng đời đối với quá trình già hóa dân số, tuần thủ các nguyên tắc được đề ra tại Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh

calendar_today 06 December 2023

Ông Matt Jackson, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam
Ông Matt Jackson, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam

-    TS. Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê;
-    Đại biểu đến từ các Bộ và Cơ quan Chính phủ, tổ chức quốc tế, các học viện và các trường đại học;
-    Các chuyên gia thống kê trong nước và quốc tế, cùng các quý vị đại biểu đang tham dự trực tuyến; 
-    Cơ quan truyền thông địa phương và các đồng nghiệp từ Liên Hợp Quốc.

Kính thưa quý vị,

Tôi rất vinh dự khi tham gia hội thảo hôm nay. Đây là dấu mốc quan trọng để công bố các kết luận và khuyến nghị từ báo cáo mới được hoàn thiện về Tài khoản Chuyển nhượng Quốc gia của Việt Nam. Đây là phương pháp toàn diện và có hệ thống được sử dụng để phân tích vòng đời kinh tế, góp phần nâng cao hiểu biết về thế hệ dân số và đặc điểm nhân khẩu học. Chúng ta cũng sẽ lắng nghe những chia sẻ kinh nghiệm quốc tế và những bài học trong việc xây dựng và sử dụng Tài khoản Chuyển nhượng Quốc gia ở các nước trong khu vực. 

Tôi xin chân thành cảm ơn Tổng cục Thống kê và đặc biết TS Nguyễn Thị Hương về sự hợp tác và tin tưởng của bà đối với UNFPA. Trong buổi gặp gỡ đầu tiên của chúng ta, bà đã nhấn mạnh rằng TCKT cần những kinh nghiệm quốc tế trong nghiên cứu thống kê chuyên ngành để đảm bảo chất lượng dữ liệu. Tôi hy vọng hội thảo hôm nay là một trong rất nhiều cơ hội để tôi thực hiện đề nghị đó của bà.

Tôi cũng xin gửi lời chúc mừng nhóm nghiên cứu đã hoàn thành báo cáo. Đây là kết quả cụ thể của sự hợp tác giữa UNFPA và TCTK. Chúng tôi vui mừng đã hỗ trợ xây dựng công cụ Tài khoản Chuyển nhượng Quốc gia (NTA), và đào tạo tăng cường năng lực quốc gia về phân tích dữ liệu. 

Cảm ơn Giáo sư Lee Sang Hyop, Trưởng Khoa Kinh tế Đại học Hawaii tại Manoa, đã đào tạo các nhà nghiên cứu của TCTK và dẫn dắt nghiên cứu này. Cảm ơn các chuyên gia quốc tế, và trong nước, các đồng nghiệp từ Văn phòng Khu vực và Trụ sở của UNFPA đã hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình phát triển Báo cáo NTA.

Thưa toàn thể Quý vị,

Đến năm 2050, dự kiến tỷ lệ lượng người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tăng từ khoảng 14% (vào năm 2022) lên gần 26%. Tỷ lệ trẻ em dưới 14 tuổi theo hướng ngược lại, sẽ giảm từ 23% xuống còn 17%. Sự thay đổi từ một xã hội trẻ sang một xã hội già sẽ gây hậu quả đa chiều ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu. Ngay bây giờ, chúng ta cần phải sẵn sàng tận dụng những thay đổi đó như “công việc thường ngày” của  phát triển kinh tế.

Tháp dân số năm 2019 cho thấy Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng, tức là có cơ hội tận dụng "lợi tức nhân khẩu học". Dự kiến giai đoạn này sẽ kết thúc vào năm 2039. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trong khu vực và trên thế giới. Quá trình chuyển đổi từ “già hóa dân số” sang “dân số già” của Việt Nam sẽ diễn ra nhanh hơn nhiều so với nhiều quốc gia khác. 

Kinh nghiệm từ các nước cho thấy tầm quan trọng của các chính sách dân số thường bị đánh giá thấp, gây nên nhiều hậu quả nhân khẩu học và điều đó có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Ưu tiên đầu tư vào những lĩnh vực này không chỉ có ích cho xã hội và cộng đồng mà còn giúp tránh được chi phí phát sinh khi giải quyết các thách thức liên quan sau này. 

Vì vậy, cần có sự đầu tư thêm vào nghiên cứu Tài khoản Chuyển nhượng Quốc gia để cung cấp bằng chứng về tình hình kinh tế liên quan đến việc già hóa dân số. Điều này sẽ hỗ trợ việc chuẩn bị chính sách và các chương trình can thiệp cho giai đoạn già hóa dân số. NTA đưa ra phương pháp để đánh giá ảnh hưởng của những thay đổi về nhân khẩu học lên thu nhập quốc dân, chi tiêu công, tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư. Dữ liệu này giúp các nhà hoạch định chính sách giải quyết các vấn đề chính sách quan trọng liên quan đến tăng trưởng kinh tế, tính bền vững tài chính và công bằng xã hội giữa các thế hệ.

Báo cáo NTA của Việt Nam đã chỉ ra rằng Việt Nam đã chuyển từ giai đoạn có lợi tức nhân khẩu học thứ nhất, tức giai đoạn mà số người trong độ tuổi lao động cao gấp đôi so với số người không trong độ tuổi lao động, sang giai đoạn lợi tức nhân khẩu học thứ hai, theo đó tập trung vào việc tăng cường năng suất lao động, đầu tư mạnh mẽ vào nguồn nhân lực, đặc biệt là hỗ trợ phụ nữ gia nhập lực lượng lao động và xây dựng chính sách để khuyến khích họ tham gia vào thị trường lao động. Để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần phần bổ nguồn lực đầu tư vào cả hệ thống y tế và giáo dục. 

Việt Nam đang thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn 2021 - 2030 hướng tới đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc (SDGs).  Các ước tính NTA do Tổng cục Thống kê đưa ra giúp Việt Nam áp dụng hướng tiếp cận theo vòng đời đối với quá trình già hóa dân số, tuần thủ các nguyên tắc được đề ra tại Hội nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD), năm sau sẽ là năm thứ 30 thực hiện những nguyên tắc này.  Mục đích là để bảo đảm các cơ hội của lợi tức nhân khẩu học và việc chuẩn bị cho quá trình già hóa dân số của Việt Nam dựa trên phân tích nhân khẩu học và những biến động dân số.

Trong suốt 10 năm qua, UNFPA đã hỗ trợ nâng cao năng lực về kiến thức và hiểu biết liên quan đến NTA, bao gồm cả phương pháp luận, xây dựng và áp dụng NTA trong xây dựng chính sách. Từ đó, giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu được ý nghĩa và ứng dụng của dữ liệu NTA. 

Chúng ta đều biết rằng việc thể chế hóa và hợp tác hiệu quả là điều rất cần thiết. Việc tích hợp NTA vào hệ thống dữ liệu và chính sách quốc gia là yếu tố quan trọng để cải thiện các quyết định liên quan đến chính sách kinh tế và xã hội.

Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể thành công trong việc hiện thực hóa những cơ hội này cho người dân Việt Nam nếu tất cả chúng ta cùng nhau đoàn kết và nỗ lực hết sức để thiết kế và đầu tư vào các chính sách toàn diện nhằm chuẩn bị tốt nhất cho Việt Nam trước những thay đổi về nhân khẩu học sắp tới. Với tư cách là Trưởng đại diện của UNFPA tại Việt Nam, tôi cam kết sẽ tiếp tục hợp tác với Tổng cục Thống kê và toàn thể quý vị trên con đường này để đảm bảo rằng "không ai bị bỏ lại phía sau".

Xin cảm ơn.