Bạn đang ở đây

Già hóa dân số ở Việt Nam đã ở mức độ có tác động lớn đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Thực tế này yêu cầu Chính phủ chỉ đạo và tạo điều kiện để toàn bộ người dân Việt Nam có cuộc sống khỏe mạnh, năng động và đầy đủ suốt cuộc đời. Mặc dù, mối quan tâm chính là người cao tuổi (NCT) từ 60 tuổi trở lên, nhưng già hóa dân số đã có ảnh hưởng đến tất cả các nhóm dân số khác. Do đó, việc thích ứng với già hóa dân số không chỉ là đáp ứng mong đợi và nhu cầu của người cao tuổi mà còn đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện hơn để giải quyết các tác động của già hóa dân số đến toàn bộ các nhóm dân số khác. Tuy nhiên trên thực tế, các chính sách hiện tại của Việt Nam mới tập trung vào hỗ trợ và giải quyết các vấn đề của NCT, và chưa tính đến các tác động sâu xa của già hóa tới toàn bộ xã hội và các nhóm trẻ hơn. Vì vậy, một chính sách tiếp cận toàn diện hơn về già hóa dân số, vừa giải quyết các vấn đề hiện tại do tác động của già hóa dân số tới cả người cao tuổi và người trẻ tuổi và NCT, vừa phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội chuẩn bị cho xã hội già trong tương lai sẽ giúp Chính phủ đạt được những tiến bộ và kết quả tích cực.

Báo cáo chính sách này do Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam (VNCA) xây dựng với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) thông qua Dự án VIE 09P03 “Hỗ trợ các cơ quan Việt Nam trong việc cung cấp, sử dụng dữ liệu về dân số và phát triển và bằng chứng để phát triển và giám sát các kế hoạch, chiến lược và chính sách cho phát triển kinh tế, xã hội và phát triển bền vững 2017-2021”. Báo cáo cung cấp phân tích và khuyến nghị về sự cần thiết ban hành một chính sách quốc gia toàn diện để thích ứng với vấn đề già hóa dân số và cung cấp các bằng chứng hỗ trợ cho Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra.