Go Back Go Back
Go Back Go Back
Go Back Go Back

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ ĐẦU VÀO VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU CAN THIỆP SỨC KHOẺ BÀ MẸ DÂN TỘC ÍT NGƯỜI TẠI 6 TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ TÂY NGUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ ĐẦU VÀO VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU CAN THIỆP SỨC KHOẺ BÀ MẸ DÂN TỘC ÍT NGƯỜI TẠI 6 TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ TÂY NGUYÊN
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ ĐẦU VÀO VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU CAN THIỆP SỨC KHOẺ BÀ MẸ DÂN TỘC ÍT NGƯỜI TẠI 6 TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ TÂY NGUYÊN

Đơn vị xuất bản

Số trang

164

Author

Trường Đại Học Y Tế Công Cộng

Ấn phẩm

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHỈ SỐ ĐẦU VÀO VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU CAN THIỆP SỨC KHOẺ BÀ MẸ DÂN TỘC ÍT NGƯỜI TẠI 6 TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ TÂY NGUYÊN

Ngày xuất bản

14 November 2022

Download Icon

Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng trong cải thiện sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục ở cấp độ quốc gia, chênh lệch và bất bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình vẫn còn tồn tại ở các nhóm dân tộc và vùng miền khác nhau. Nhằm giảm hơn nữa tử vong mẹ ở các tỉnh miền núi trong đó có tính đến nhu cầu đặc biệt của người phụ nữ, các yếu tố văn hóa và phong tục đặc thù của đồng bào dân tộc ít người, với sự hỗ trợ tài chính của Quỹ MSD for Mothers, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế thực hiện dự án “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Các can thiệp đổi mới sáng tạo nhằm giảm tử vong mẹ tại các khu vực dân tộc ít người tại Việt Nam” tại 60 xã khó khăn của các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Bắc Kạn, Kon Tum, Gia Lai và Đắk Nông.

Báo cáo này trình bày các kết quả chính của cuộc khảo sát do Trường Đại học Y tế Công cộng thực hiện để thiết lập các chỉ số đầu vào trước khi thực hiện dự án và xác định nhu cầu cụ thể của các can thiệp nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ tại các địa bàn trọng điểm của dự án. Các kết quả và khuyến nghị của cuộc khảo sát sẽ được sử dụng để điều chỉnh thiết kế và chiến lược triển khai cũng như để giám sát tiến độ của các can thiệp.