Bạn đang ở đây

Giai đoạn chờ đón đứa con chào đời chắc chắn là một giai đoạn đầy hứng khởi của mọi cặp vợ chồng, tuy nhiên nhiều nghiên cứu trước đây đã ghi nhận việc giảm sút mức độ mãn nguyện trong hôn nhân của các cặp đôi sau khi có đứa con ra đời. Nguyên nhân gây ra việc giảm sút này thường được gắn với các vấn đề của cá nhân ví dụ như căng thẳng, mệt mỏi, áp lực trong vai trò mới, và sự phân công
lao động (White và Booth, 1985). 

Các nghiên cứu chuyên sâu đã chỉ ra rằng tình yêu của người chăm sóc ban đầu và mối liên hệ “mật thiết và an toàn” của trẻ với người chăm sóc ban đầu đóng vai trò như một nhân tố bảo vệ cho trẻ sơ sinh và trẻ em chống lại sự bất công về mặt tình cảm và bất công trong xã hội (Egeland và Hiester, 1995; Van Zendoorn, Sagai và Lambermom, 1992).

Nhiều nam giới cho rằng việc làm cha là chặng đường chuyển đổi lớn làm thay đổi cuộc sống của bản thân cũng như các mối quan hệ của họ với con cái và người bạn đời. Một người cha quan tâm và có trách nhiệm sẽ có mối liên kết chặt chẽ hơn với con cái và bạn đời của mình, từ đó tạo ra các mối dây tình cảm gia đình chặt chẽ hơn và lành mạnh hơn. Những lợi ích của việc này là vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con cái, người bạn đời và cho chính bản thân người bố. Theo các báo cáo, những ông bố chủ động tham gia chăm sóc con thường có nhiều kết nối tình cảm và ưu tiên con cái và gia đình hơn là những vấn đề khác trong cuộc sống. Các ông bố cho rằng sự tham gia của họ giúp vợ chồng chung tay làm cha mẹ tốt hơn, bình đẳng hơn và dẫn đến sự gắn bó tình cảm nhiều hơn giữa hai vợ chồng (White Ribbon, 2014).