Bạn đang ở đây

Ấn phẩm mới công bố

Già hóa dân số nhanh chóng ở Việt Nam: Thách thức và Cơ hội

Ấn phẩm

Dân số Việt Nam đang già hóa nhanh chóng và xu hướng này dự kiến sẽ còn tăng nhanh trong tương lai. Trong vài thập kỷ gần đây, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho người dân. Tỷ suất sinh, chết đã giảm mạnh;ước tính tuổi thọ trung bình đã tăng lên 70,6 tuổi đối với nam và 76,0 tuổi đối với nữ vào năm 2014. Nhờ đó, tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) trong tổng dân số tăng ngày càng cao hơn. Năm 1990, tỷ lệ người cao tuổi chiếm 7,2% dân số thì đến năm 2011, tỷ lệ này là 10%, chính thức bắt đầu giai đoạn “già hóa dân số”.

Xem đầy đủ

Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam

Ấn phẩm

Tài liệu này do tiến sỹ Christophe Guilmoto, chuyên gia nghiên cứu về mất cân bằng giới tính khi sinh xây dựng nhằm chia sẻ những phát hiện chính từ phân tích về mất cân bằng giới tính khi sinh dựa trên dữ liệu từ cuộc Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2014.

 

 

Xem đầy đủ

Tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam và các đề xuất chính sách

Ấn phẩm

Nghiên cứu do Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) thực hiện, trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và sử dụng thông tin thống kê dân số trong xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển” do Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tài trợ và Bộ KHĐT thực hiện trong giai đoạn 2012-2016

 

Xem đầy đủ

Báo cáo quốc gia về thanh niên Việt Nam

Ấn phẩm

Để đánh giá bước đầu tác động của chính sách đối với giáo dục và đào tạo, lao động và việc làm, chăm sóc sức khỏe cho thanh niên và sự tham gia của thanh niên trong việc xây dựng và thực thi chính sách trong các lĩnh vực này, với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNFPA tại Việt Nam, Bộ Nội vụ đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng “Báo cáo quốc gia về thanh niên Việt Nam” lần thứ nhất.

 

Xem đầy đủ

Từ bạo lực gia đình đến bạo lực giới tại Việt Nam: Mối liên hệ giữa các hình thức bạo lực

Ấn phẩm

Tài liệu thảo luận này do LHQ chủ trì thực hiện vào năm 2013 nhằm rà soát các vấn đề liên quan đến BLG trên phạm vi quốc tế và tại Việt Nam. Đây là cuốn tài liệu nhằm cập nhật kiến thức, phục vụ thảo luận về chính sách và xây dựng chương trình về BLG tại Việt Nam.

Xem đầy đủ

Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014

Ấn phẩm

Để đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng thông tin của các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và người dùng tin, Tổng cục Thống kê phát hành ấn phẩm “Một số chỉ tiêu chủ yếu” được thiết kế dưới dạng sách bỏ túi bao gồm 50 chỉ tiêu quan trọng nhất của cuộc điều tra. Đây là cuộc điều tra chọn mẫu quy mô lớn được tiến hành giữa hai cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở nhằm ước tính quy mô dân số đến cấp huyện và thu thập thông tin về tình hình sinh, chết, di cư và các đặc trưng nhân khẩu học của dân cư đến cấp tỉnh/thành phố.
 

Xem đầy đủ

Bảo đảm thu nhập cho người cao tuổi ở Viêt Nam: Lương hưu xã hội

Báo cáo hàng năm

Việt Nam đa đạt được những thanh tựu đang kể về tăng trưởng kinh tế va xoa đói giảm nghèo trong hai thập kỷ gần đây

Xem đầy đủ

Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam

Ấn phẩm

Bản tài liệu chính sách này trình bày các đề xuất nhằm góp phần khắc phục tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) ở Việt Nam. Tài liệu nhấn mạnh tục trọng nam và thực hành lựa chọn giới tính, hai nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự mất cân bằng giới tính khi sinh vốn có nguồn gốc sâu xa từ chế độ phụ hệ ở Việt Nam.

 

 

Xem đầy đủ

Điều gì khiến một số phụ nữ chịu nhiều bạo lực hơn những phụ nữ khác

Ấn phẩm

Năm 2013, Qũy Dân số LHQ đã phối hợp với Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiến hành phân tích thứ cấp dữ liệu thô của Nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực Gia đình do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2010

 

Xem đầy đủ

Mất cân bằng giới tính khi sinh: các xu hướng hiện nay, hậu quả và tác động chính sách

Ấn phẩm

Ấn phẩm này do Văn phòng UNFPA Khu vực Châu Á – Thái bình dương (APRO) biên soạn. Báo cáo đưa ra các khuyến nghị trong phòng chống nạn phân biệt đối xử giới và lựa chọn giới tính trước sinh ở cấp quốc gia và cấp khu vực. UNFPA cam kết đóng góp vào công cuộc giảm trừ vấn đề lựa chọn giới tính thiên lệch về giới ở những nước bị ảnh hưởng bằng cách tăng cường chính sách và chương trình quốc gia dựa trên bằng chứng nhằm giải quyết tình trạng bất bình đẳng giới và lựa chọn giới tính khi sinh.

Xem đầy đủ

Trang